HOẠT ĐỘNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Phát triển công nghiêp văn hoá là ngành kinh tế quan trọng
Ngày đăng 02/05/2024 | 11:47  | Lượt xem: 60

Sau khi Dự thảo Luật Thủ đô được thông qua tiếp tục triển khai, xây dựng các chính sách ưu đãi phát triển văn hóa, hỗ trợ các ngành CNVH có tiềm năng của Thủ đô trở thành nguồn lực phát triển kinh tế.

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch thực hiện  Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/02/2022  của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Mục đích tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền đến các cấp, các ngành, các cơ  sở, đơn vị, cán bộ, Đảng viên và các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận  thức sâu sắc về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển CNVH trên  địa bàn thành phố, là ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực thúc đẩy phát triển  Thủ đô Ngành công nghiệp văn hóa (CNVH) Thủ đô trở thành ngành kinh tế  quan trọng, tạo động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; giữ  vững và phát triển thương hiệu Thủ đô ngàn năm văn hiến, “Thành phố vì hòa  bình”, “Thành phố sáng tạo”. 

Theo đó, nhiệm vụ tuyên truyền thúc đẩy đổi mới tư duy, nâng cao nhận  thức về Công nghiệp văn hóa như tăng tần suất tuyên truyền trong lĩnh vực Công nghiệp văn hóa,  xây dựng các clip ngắn tuyên truyền tập trung cho một số ngành có  lợi thế như Du lịch văn hóa, Thủ công mỹ nghệ, Nghệ thuật biểu diễn, Ẩm thực  trên các nền tảng kỹ thuật số, mạng xã hội,  Xây dựng hệ sinh thái truyền thông chuyên biệt về CNVH với các sản  phẩm nghe nhìn chất lượng cao: Ứng dụng truyền thông chuyên biệt nghe nhìn  đa phương tiện HANOION; Kênh truyền hình chuyên biệt về văn hóa giải trí  HÀ NỘI 2; Các kênh trực tuyến, các page và network nội dung trên nền tảng số. Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về CNVH cho cán bộ, công chức, người  lao động, nhân dân Thủ đô nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm hoàn thành  nhiệm vụ phát triển CNVH.  

Triển khai các nhiệm vụ đã được phê duyệt tại các Chương trình Thành  ủy nhiệm kỳ 2020-2025, các Kế hoạch của UBND Thành phố thực hiện các  Chương trình cấp ủy trong đó chú trọng ưu tiên, tập trung tư, hoàn thành các dự  án nhằm hỗ trợ phát triển các lĩnh vực CNVH. 

Tích hợp đồng bộ các mục tiêu đầu tư, dự án thuộc lĩnh vực phát triển  CNVH vào Quy hoạch Thành phố thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, trọng  tâm là bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản công nghiệp, di  sản đô thị của Thủ đô và xây dựng các cơ sở văn hóa, thể thao, không gian văn  hóa nghệ thuật mới, hình thành khu Công nghiệp văn hóa hai bên bờ sông Hồng. 

 Sau khi Dự thảo Luật Thủ đô được thông qua tiếp tục triển khai, xây  dựng các chính sách ưu đãi phát triển văn hóa, hỗ trợ các ngành CNVH có tiềm  năng của Thủ đô trở thành nguồn lực phát triển kinh tế. 

 Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài trong đó có  đội ngũ quản lý, trí thức, chuyên gia, các nhà khoa học hàng đầu, văn nghệ sĩ,  nghệ nhân... trong nước và quốc tế tham gia các hoạt động trong lĩnh vực CNVH để phát triển Thủ đô. Xây dựng chế độ hỗ trợ, bồi dưỡng đối với người làm việc  trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn của Thành phố.

Nghiên cứu, đề xuất chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá  nhân khi đầu tư hoặc hoạt động trong lĩnh vực phát triển CNVH, tập trung cải  cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi để tổ chức các hoạt động văn  hóa, nghệ thuật tầm cỡ quốc tế tại Thủ đô.

 Xây dựng Kế hoạch chuyển đổi số ngành Văn hóa trong đó đẩy mạnh  chuyển đổi số phát triển ngành CNVH có tiềm năng, thế mạnh; Chủ động hợp  tác, tiếp thu khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại trong sáng tạo, sản xuất,  phổ biến, lưu giữ các sản phẩm văn hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ văn hóa,  khai thác, phát huy giá trị văn hóa trong các lĩnh vực: Nghệ thuật biểu diễn,  Thiết kế, Ẩm thực, Quảng cáo, Điện ảnh, Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm,  Thời trang... 

Thúc đẩy đổi mới công nghệ, kỹ thuật hiện đại, đẩy mạnh công tác  chuyển đổi số trong lĩnh vực Xuất bản, Phát thanh và Truyền hình. Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, đổi mới ứng dụng và chuyển giao  công nghệ, chuyển đổi số, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn, hệ thống quản lý,  quản trị tiên tiến, các công cụ nâng cao năng suất, chất lượng, hỗ trợ áp dụng chỉ  dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc, xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ, nhãn hiệu  sản phẩm chủ lực, nâng cao chất lượng trong chuỗi sản xuất sản phẩm, dịch vụ  các ngành CNVH. 

Tăng cường đầu tư, mở rộng thị trường phát triển các ngành CNVH :Cân đối vốn có tính chất đầu tư cho các dự án, chương trình phát triển  các ngành CNVH, công nghiệp sáng tạo được cấp có thẩm quyền phê duyệt và  huy động các nguồn lực khác để phấn đấu đạt mục tiêu xây dựng và phát triển  Hà Nội trở thành trung tâm CNVH, công nghiệp sáng tạo lớn của cả nước. Xây dựng kế hoạch và triển khai tổ chức thực hiện các hoạt động xúc  tiến, kêu gọi đầu tư, giao thương, quảng bá CNVH rộng rãi đến các thị trường  trọng điểm trong và ngoài nước. Chú trọng các thị trường có nền CNVH phát  triển và tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực để hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội tìm  kiếm đối tác, nâng cao hiệu quả kinh doanh 

Đối với lĩnh vực Nghệ thuật biểu diễn, Điện ảnh, Thời trang, Quảng cáo - Tăng cường đầu tư, quản lý, khai thác hệ thống các thiết chế văn hóa đáp  ứng yêu cầu phát triển CNVH Thủ đô; tổ chức đào tạo, liên kết với chuyên gia  trong nước và quốc tế, nâng cao chất lượng ngành Nghệ thuật biểu diễn Thủ đô  đáp ứng yêu cầu phát triển CNVH. Mở rộng các hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh, tạo điều kiện không  gian để quay được những bộ phim có chất lượng quốc tế tại Hà Nội, có hình  thức hỗ trợ sản xuất bộ phim trong nước có chất lượng, tăng cường phát hành và  phổ biến phim, tổ chức các hoạt động giao lưu trong lĩnh vực điện ảnh thông qua  các Liên hoan phim quốc tế tại Thủ đô Hà Nội… 

 Thúc đẩy hình thành các thương hiệu thời trang, tổ chức các cuộc thi thiết kế, hoạt động trong lĩnh vực thời trang, kết nối các nhà thiết kế với các làng  nghề truyền thống như: Lụa Vạn Phúc, thêu Đông Cứu, may Trạch Xá…tạo nên  những sản phẩm thiết kế giá trị cao. 

Đối với lĩnh vực Du lịch văn hóa : Xây dựng các chương trình liên kết văn hóa Vùng Thủ đô, Vùng Đồng  bằng Sông Hồng, Vùng Đồng Bằng Bắc Bộ, “Hà Nội - Huế - Sài Gòn”...

 Đối với lĩnh vực Thủ công mỹ nghệ : Hỗ trợ tư vấn thiết kế sáng tạo mẫu, phối hợp chất liệu mới cho sản  phẩm thủ công mỹ nghệ các làng nghề truyền thống. Chú trọng nâng cao năng  lực xuất khẩu, các sản phẩm xuất khẩu có chất lượng cao, ưu tiên sử dụng chất  liệu truyền thống, thể hiện được nét đặc sắc của văn hóa Thủ đô. 

Đối với lĩnh vực Kiến trúc tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực Kiến  trúc phát huy năng lực sáng tạo hình thành các công trình kiến trúc tiêu biểu,  điển hình trong khu vực, có tính ứng dụng cao thể hiện được sự giao lưu quốc tế  trên cơ sở tiếp nối các giá trị văn hóa Thăng Long - Hà Nội.  

Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để khai thác, phát huy những tiềm  năng, giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô phục vụ phát triển CNVH lĩnh vực văn  hóa, nghệ thuật gắn với du lịch văn hóa, du lịch sinh thái. Đẩy mạnh tuyên truyền, xúc tiến đầu tư, phát triển ngành CNVH sẵn có  lợi thế, tiềm năng của địa phương; Ưu đãi, kêu gọi đầu tư vào các ngành CNVH  tạo cơ hội phát triển tại địa phương. 

 Xây dựng kế hoạch tổ chức lễ hội, sự kiện văn hóa, thể thao có quy mô  lớn, phát huy việc tổ chức các hoạt động gặp gỡ, giao lưu văn hóa, đăng cai các  sự kiện văn hóa, thể thao quốc tế tại Thủ đô trở thành các sự kiện thường niên,  trong khu vực, thu hút sự tham gia của các nghệ sĩ, các tổ chức văn hóa nghệ  thuật, những cá nhân và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực CNVH có uy tín trong  nước và trên thế giới. 

Hình thành mạng lưới các Không gian sáng tạo và triển khai hoạt động  Trung tâm thiết kế sáng tạo Hà Nội, kết nối Mạng lưới các nhà thiết kế sáng tạo  trẻ, hỗ trợ và tạo cơ hội cho những tài năng mới trong lĩnh vực thiết kế sáng tạo. 

Mai Hoa