HOẠT ĐỘNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Mỗi hộ gia đình hãy chủ động chuẩn bị các phương án thoát nạn cho người trong gia đình
Ngày đăng 17/05/2024 | 15:03  | Lượt xem: 79

Mỗi hộ gia đình hãy chủ động chuẩn bị các phương án thoát nạn cho người trong gia đình, đặc biệt là đối với người già và trẻ nhỏ khi có cháy xảy ra. Dự kiến các lối thoát nạn khác ngoài cửa chính như ban công, sân thượng,. Không lắp lồng sắt, lưới sắt ở lan can nhà có tầng. Trường hợp bố trí lồng, lưới sắt phải có cửa thoát hiểm, chìa khóa phải để ở vị trí dễ thấy, dễ lấy và thống nhất các thành viên trong gia đình biết. Chuẩn bị sẵn thang, thang dây và các dụng cụ phá dỡ thông thường như để thoát nạn khi có sự cố cháy xảy ra.

Từ đầu năm  2024 đến nay, toàn Thành phố đã xảy ra 387 vụ cháy (tăng 155 vụ so với cùng kỳ năm 2023), làm 06 người chết, 03 người bị thương. Loại hình xảy ra cháy chủ yếu  nhà ở hộ gia đình, nhà ở hộ gia đình kết hợp kinh doanh, sản xuất, thuộc đối tượng  do UBND cấp xã quản lý. Nguyên nhân chủ yếu do sự cố do sử dụng điện (chiếm  tới gần 70%). Đặc biệt, gần đây trên địa bàn cả nước liên tiếp xảy ra các vụ cháy  rừng gây thiệt hại nghiêm trọng, điển hình như vụ cháy rừng đặc dụng ngày  27/4/2024 ở Tây Côn Lĩnh, huyện Vị Xuyên, Hà Giang, làm 2 người chết, 01 người bị thương. 

Hà Nội đang chuẩn bị bước vào mùa nắng nóng với hiện  tượng thời tiết cực đoan như: Hiện tượng El Nino gây ra nhiệt độ tăng, độ ẩm  không khí thấp, các chất, vật liệu nóng, khô dễ bắt cháy, nhu cầu sử dụng điện và  các loại nhiên liệu phục vụ sinh hoạt, sản xuất, dịch vụ,…tăng cao, tiềm ẩn nhiều  nguy cơ xảy ra cháy, nổ. Ngoài ra, thời gian gần đây trên địa bàn Thành phố xảy ra  nhiều vụ đuối nước, nạn nhân chủ yếu là học sinh cấp 2, cấp 3 (gần đây nhất là vụ đuối nước xảy ra ngày 29/4/2024 tại khu vực cầu Vĩnh Tuy, Long Biên làm 02 học  sinh tử vong). 

Để hạn chế đến mức thấp nhất cháy, nổ xảy ra do nguyên nhân chủ quan, đặc biệt  trong thời gian thời tiết nắng nóng, đồng thời cảnh báo, khuyến cáo người dân các  biện pháp phòng chống đuối nước, nhất là trong dịp hè 2024, UBND UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành công văn tăng cường công tác PCCC và  CNCH trên địa bàn Thành phố trong mùa nắng nóng. yêu cầu các đơn vị tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các chỉ đạo  của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an và UBND Thành phố, trong  đó tập trung tiếp tục thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, hiệu quả các Chỉ thị, Nghị quyết,  Kế hoạch, văn bản chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an, Thành ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban  nhân dân (UBND) Thành phố về công tác PCCC và CNCH. Tăng cường công tác tuyên truyền về PCCC và CNCH, phòng chống  đuối nước đến từng hộ gia đình, người dân trên địa bàn, trong đó tập trung  các nội dung sau: 

Tăng cường tuyên truyền, khuyến cáo các cơ sở, hộ gia đình, hộ gia  đình kết hợp kinh doanh sản xuất... các biện pháp thoát nạn, phòng ngừa cháy nổ;  cảnh báo những nguy cơ gây cháy, nổ; thường xuyên tổ chức tự kiểm tra an toàn  PCCC&CNCH để chủ động phát hiện và loại trừ những nguy cơ dẫn đến cháy, nổ, sự cố, tai nạn, trong đó tập trung kiểm tra các điều kiện: đường, lối thoát nạn, hệ thống, thiết bị PCCC, hệ thống điện; quản lý, sử dụng điện, nguồn lửa, nguồn  nhiệt, chất dễ cháy, nổ, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt (trong đó lưu ý kiểm tra các  thiết bị điện, các thiết bị bảo vệ điện, đường dây điện trong nhà...). Đảm bảo đến  hết năm 2024, 100% hộ gia đình được trang bị bình chữa cháy, có ít nhất 01 người  được tuyên truyền, tập huấn kiến thức, kỹ năng PCCC và CNCH. Hướng dẫn,  yêu cầu người được tuyên truyền, tập huấn ký xác nhận và cam kết thực hiện các  quy định về PCCC và CNCH tại hộ gia đình, tổ liên gia và khu dân cư 

Tăng cường tuyên truyền, vận động 100% hộ gia đình kết hợp kinh  doanh, sản xuất có từ 2 tầng trở lên chưa có lối thoát nạn thứ 2 tự mở lối thoát  nạn thứ 2, trang bị dụng cụ, phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, tham gia  đội dân phòng đảm bảo thực chất, hiệu quả, đáp ứng phương châm “4 tại chỗ”;  hướng dẫn, tuyên truyền nhằm nâng cao kiến thức, nhận thức và ý thức trách  nhiệm của người dân về công tác PCCC, CNCH. 

Xây dựng nội dung, hình thức tuyên truyền tăng cường và duy trì việc  phổ biến kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước trẻ em, đặc biệt là trong  trường học tại tất cả các cấp học để nâng cao ý thức của người dân, nhất là trẻ em  về công tác phòng, chống đuối nước trẻ em; chủ động các biện pháp cảnh báo,  khuyến cáo người dân tại các địa điểm tiềm ẩn nguy cơ đuối nước (ao, hồ, sông,  suối...) trên địa bàn. 

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về PCCC rừng cho tổ chức, cá nhân, lực lượng bảo vệ rừng và cộng đồng dân cư sinh  sống gần rừng. 

Tăng cường công tác kiểm tra, bắt buộc các cơ sở khắc phục 100% hành  vi vi phạm về PCCC và CNCH như hướng dẫn người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình thường xuyên tổ chức tự kiểm tra an toàn PCCC&CNCH để chủ động phát hiện và loại trừ những  nguy cơ dẫn đến cháy, nổ, sự cố, tai nạn, trong đó tập trung kiểm tra các điều kiện:  Đường, lối thoát nạn, hệ thống, thiết bị PCCC, hệ thống điện; quản lý, sử dụng  điện, nguồn lửa, nguồn nhiệt, chất dễ cháy, nổ, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt; hoạt  động của lực lượng PCCC cơ sở, tổ chức thực tập phương án chữa cháy, CNCH; tiếp tục chỉ đạo tổ chức kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc Chủ cơ sở, chủ hộ gia đình khắc phục ngay các giải pháp trước mắt đã được hướng dẫn để đảm  bảo an toàn PCCC tăng cường, bổ sung. Quyết liệt đôn đốc, giám sát các Chủ cơ  sở/Chủ hộ gia đình khắc phục ngay các giải pháp để đảm bảo an toàn PCCC cho  công trình mà đã được cơ quan chức năng hướng dẫn, kiến nghị; nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các đơn vị trong công  tác phòng, chống đuối nước; tổ chức điều tra cơ bản, rà soát các địa điểm, khu  vực có nguy cơ xảy ra đuối nước (như bãi biển, bãi tắm, sông, hồ, ao, giếng, bể nước, hố sâu có nước, khu vực nước sâu, công trình chứa nước,…) và số lượng  những điểm cần lắp rào chắn, cắm biển cấm tắm, bơi lội hoặc biển cảnh báo nước  sâu nguy hiểm... tổ chức thực hiện việc cắm biển cảnh báo, rào chắn; thường  xuyên kiểm tra, kiên quyết xử lý các vi phạm về bảo đảm các điều kiện an toàn  phòng ngừa sự cố, tai nạn đuối nước ở các cơ sở vui chơi, giải trí có các hồ, ao, bể bơi, bãi tắm. 

Tổng Công ty Điện lực Hà Nội tiếp tục chỉ đạo tổ chức kiểm tra,  rà soát rà soát an toàn trong sử dụng điện, an toàn PCCC trong quản lý, sử dụng  điện trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND các  huyện, thị xã có rừng tiếp tục triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy,  chữa cháy rừng; tổ chức kiểm tra định kỳ và đột xuất an toàn PCCC rừng, kiên  quyết xử lý các hành vi vi phạm quy định về PCCC rừng; rà soát, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực tập phương án chữa cháy rừng đối với các tình huống cháy  rừng có quy mô lớn, diễn biến phức tạp. 

Tiếp tục củng cố xây dựng lực lượng dân phòng, PCCC cơ sở, phương  tiện PCCC và CNCH tại địa bàn, cơ sở nhằm đáp ứng phương châm “bốn tại chỗ”; rà soát duy trì, xây dựng và nhân rộng mô hình “Tổ liên gia an toàn  PCCC”, ‘Điểm chữa cháy công cộng” đảm bảo thực chất, phát huy hiệu quả xử lý sự cố cháy, nổ ngay từ ban đầu. 

Chuẩn bị các điều kiện về lực lượng, phương tiện sẵn sàng chữa cháy,  cứu nạn, cứu hộ khi có sự cố cháy, nổ xảy ra trên địa bàn; chủ động xây dựng kế hoạch, phương án khảo sát, dự kiến một số tình huống cháy nổ, sự cố về PCCC&CNCH có thể xảy ra và biện pháp, phương án để giải quyết. 

Thủ trưởng các Sở, ban, ngành Thành phố, Chủ tịch UBND các quận,  huyện, thị xã: Thực hiện trách nhiệm người đứng đầu cơ sở trong công tác PCCC  và CNCH, đảm bảo công tác an toàn về PCCC đối với trụ sở cơ quan, đơn vị thuộc  thẩm quyền; chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình hình cháy, nổ phức tạp, gây hậu  quả nghiêm trọng về người và tài sản trong trụ sở, cơ quan đơn vị thuộc thẩm  quyền, địa bàn quản lý. 

NỘI DUNG KHUYẾN CÁO ĐẢM BẢO AN TOÀN PCCC ĐỐI VỚI NHÀ Ở, NHÀ Ở KẾT HỢP KINH DOANH

1. Mỗi hộ gia đình hãy chủ động chuẩn bị các phương án thoát nạn cho  người trong gia đình, đặc biệt là đối với người già và trẻ nhỏ khi có cháy xảy ra. Dự kiến các lối thoát nạn khác ngoài cửa chính như ban công, sân thượng,. Không lắp lồng sắt, lưới sắt ở lan can nhà có tầng. Trường hợp bố trí lồng, lưới  sắt phải có cửa thoát hiểm, chìa khóa phải để ở vị trí dễ thấy, dễ lấy và thống  nhất các thành viên trong gia đình biết. Chuẩn bị sẵn thang, thang dây và các  dụng cụ phá dỡ thông thường như để thoát nạn khi có sự cố cháy xảy ra. 

2. Phải lắp đặt các thiết bị bảo vệ (cầu chì, rơ le, aptomat …) cho hệ thống  điện chung toàn nhà, từng tầng, từng nhánh và từng thiết bị điện tiêu thụ điện  công suất lớn. Thường xuyên kiểm tra các thiết bị điện, tránh để các sự cố chập  cháy do hư hỏng và tuổi thọ của các thiết bị; kiểm tra, lắp đặt các thiết bị bảo vệ  như: cầu chì, công tắc, cầu dao, attomat, rơle tự đóng ngắt điện, chống quá tải,  chập cháy cho đường dây dây điện trong nhà và chống quá nhiệt cho từng thiết  bị điện, đặc biệt là các thiết bị có công suất lớn. Tắt các thiết bị tiêu thụ điện khi  không cần thiết, khi ra khỏi nhà, phòng làm việc hoặc rút phích cắm ra khỏi ổ điện  để đảm bảo an toàn PCCC. 

3. Bố trí nơi thờ cúng hợp lý, tường phía đặt bàn thờ, trần phía trên bàn  thờ phải bằng vật liệu không cháy; Khi đốt vàng mã phải trông coi, có che chắn  tránh cháy lan. Quản lý chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt khi đun nấu, thắp  hương thờ cúng…, sử dụng các thiết bị đốt nóng, sửa chữa, thi công, hàn  cắt…(gây phát sinh nguồn lửa, nguồn nhiệt) phải có người trông coi. 

4. Không dự trữ xăng dầu, khí đốt, khí dễ cháy nổ và các chất lỏng dễ cháy  ở trong nhà ở, trường hợp cần phải để dự trữ thì chỉ dự trữ số lượng ít nhất và để  ở khu vực riêng biệt tránh nhầm lẫn và đổ vỡ. Ô tô, xe máy và các phương tiện  dụng cụ có xăng dầu, chất lỏng, đồ dùng, hàng hóa dễ cháy để trong nhà ở phải  cách xa bếp đun nấu, nguồn sinh nhiệt. Thiết bị chứa, dẫn xăng, dầu… phải kín.  Khuyến cáo không nên để ô tô trong nhà ở phòng ngừa xe tự cháy hoặc khí khói  độc khi nổ máy. 

5. Nơi đun nấu phải có vách ngăn bằng vật liệu không cháy. Nếu dùng  bếp gas phải có biện pháp chống chuột cắn thủng ống dẫn gas, khi đun nấu xong 

phải tắt bếp và đóng van xả gas. Vị trí đặt bình gas, bếp gas cần bảo đảm thông  thoáng và không để gần các thiết bị điện, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt. Trường  hợp sử dụng bếp dầu để đun, nấu cần phải đủ bấc và thường xuyên được lau  chùi sạch sẽ. Trước khi rót thêm dầu vào bếp phải tắt lửa, tuyệt đối không dùng  xăng hoặc xăng pha dầu, nhớt để đun bếp dầu. Khi đun phải có người trông coi. 

6. Không sắp xếp hàng hóa, vật dụng che chắn, cản trở lối thoát nạn tại cầu  thang, hành lang, ban công; đồ dùng, hàng hóa, vật liệu dễ cháy phải được sắp xếp  ngăn nắp, gọn gàng, cách xa nơi phát sinh nguồn lửa, nguồn nhiệt ít nhất 0,5m.  

7. Lắp đặt các thiết bị cảnh báo cháy sớm, chuẩn bị sẵn sàng phương tiện  chữa cháy tại chỗ như: Nước, chăn, bình chữa cháy xách tay…để dập tắt cháy  ngay từ khi mới phát sinh. Trang bị mặt nạ phòng độc, khăn mềm để phòng  chống ngạt khói. Chuẩn bị sẵn các dụng cụ phá dỡ để tạo lối thoát nạn như: búa,  kìm cộng lực, xà beng,… 

8. Khi xảy cháy hãy thật bình tĩnh suy xét, hô hoán báo động cho tất cả  mọi người mau chóng di chuyển ra ngoài. Khi phải thoát qua khu vực có khói,  lửa hãy dùng mặt nạ phòng độc, khăn mềm thấm nước để che mặt, cơ thể; tuyệt  đối không núp trong phòng, nhà vệ sinh…; tổ chức chữa cháy, cứu người, cứu  tài sản đồng thời gọi điện báo cháy ngay cho lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH  - CATP Hà Nội theo số máy 114./.

 

NỘI DUNG KHUYẾN CÁO ĐẢM BẢO AN TOÀN PCCC ĐỐI VỚI KHO HÀNG, XƯỞNG SẢN XUẤT

1. Tăng cường tuyên truyền, nhắc nhở cán bộ, công nhân viên thực hiện  các nội quy bảo đảm an toàn PCCC trong cơ quan, doanh nghiệp.Tăng cường  công tác kiểm tra an toàn PCCC trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; khắc  phục kịp thời những sơ hở, thiếu sót về PCCC. 

2. Tuyệt đối không sử dụng lửa trần, như: đốt nhang, đèn cầy, đèn dầu,  hút thuốc lá, đốt vàng mã,... trong cơ sở. Không tàng trữ, sử dụng trái phép các  chất có nguy hiểm cháy nổ như: xăng dầu, cồn, gas và hóa chất dễ cháy khác ở  trong nhà kho, nhà xưởng. Khi hàn phải có biện pháp che chắn vẩy hàn, có  phương tiện chữa cháy tại chỗ đảm bảo an toàn PCCC. 

3. Lắp đặt hệ thống điện, các thiết bị tiêu thụ điện và thiết bị bảo vệ phải  phù hợp với công suất tiêu thụ và đảm bảo an toàn PCCC: 

- Tách riêng biệt hệ thống điện phục vụ kinh doanh, hệ thống điện chiếu  sáng bảo vệ, hệ thống điện phục vụ thoát nạn và chữa cháy; lắp đặt thiết bị bảo  vệ (aptomat) cho toàn bộ hệ thống điện và riêng cho từng thiết bị, máy móc công  suất lớn, … 

- Không tự ý câu móc điện tùy tiện để tránh hiện tượng quá tải gây cháy;  không sử dụng đồng thời nhiều thiết bị điện vào cùng 1 ổ cắm; không dùng dây  dẫn cắm trực tiếp vào ổ điện; không dùng dây thép, đinh để buộc, cố định dây  dẫn điện; dây dẫn điện phải luồn trong ống bảo vệ chuyên dụng đúng quy định. 

- Tắt các thiết bị tiêu thụ điện không cần thiết, attomat, cầu dao khi không  sử dụng, khi hết giờ làm việc, trước khi ra về,… 

- Thường xuyên kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện; vệ sinh công  nghiệp các thiết bị, máy móc, dây truyền công nghệ, …(tra dầu mỡ giảm hiện  tượng phát sinh nhiệt do ma sát, vệ sinh nhà xưởng làm giảm nồng độ hỗn hợp bụi với không khí nguy hiểm cháy, nổ. 

4. Hàng hoá, sắp xếp bảo quản tại kho, xưởng: 

- Sắp xếp, bảo quản hàng hoá theo từng loại, có cùng tính chất, cùng đặc  điểm, cùng phương pháp chữa cháy giống nhau;  

- Sắp xếp, trưng bày hàng hóa phải để trên bục kê, giá gọn gàng, vững  chắc, đảm bảo khoảng cách an toàn đối với các thiết bị, dụng cụ sử dụng điện,  đường dây dẫn điện (khoảng cách tối thiểu là 0,5m).

- Không để hàng hóa tràn lan, lấn chiếm lối đi; không được khóa, đóng  chặt các cửa thoát hiểm trong thời điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh. 5. Bố trí đường giao thông, nguồn nước đảm bảo đủ phục vụ công tác  chữa cháy; Đường, lối, cửa thoát nạn đảm bảo theo quy định, phân tán, không bị  che chắn, đủ phương tiện chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn thoát nạn và có sơ đồ chỉ  dẫn thoát nạn. 

6. Bố trí các giải pháp ngăn cháy lan: Khoang ngăn cháy, tường, sàn, vách,  cửa ngăn cháy, thiết bị chứa chuyên dụng (bể, bồn, …) đảm bảo đúng quy định an  toàn PCCC. 

7. Trang bị đầy đủ phương tiện chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy mô, tính  chất nguy hiểm cháy của từng cơ sở, công trình. Thường xuyên kiểm tra duy trì hoạt  động của các hệ thống để đảm bảo sử dụng khi có sự cố cháy, nổ xảy ra. Xây dựng  và thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ với nhiều tình huống giả  định để chủ động xử lý khi có cháy, nổ, sự cố, tai nạn xảy ra. 

8. Không ngủ qua đêm trong kho hàng hóa, xưởng sản xuất. Bố trí lượng  lượng thường trực thường xuyên tuần tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý  khi có cháy, nổ. 

9. Khi Khi xảy cháy hãy thật bình tĩnh suy xét, hô hoán báo động cho tất  cả mọi người mau chóng di chuyển ra ngoài, tổ chức chữa cháy, cứu người, cứu  tài sản đồng thời gọi điện báo cháy ngay cho lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH  Công an Thành phố Hà Nội theo số máy 114./.

NỘI DUNG KHUYẾN CÁO ĐẢM BẢO AN TOÀN PCCC TRONG HÀN CẮT KIM LOẠI

 

*Đối với người đứng đầu cơ sở 

1. Ban hành nội quy về an toàn PCCC, quy định an toàn trong quá trình  hàn cắt kim loại, tuyên truyền phổ biến pháp luật về PCCC và kiểm tra đôn đốc  việc thực hiện các quy định. 

2. Nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác PCCC nói chung và khi  tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị, cấu kiện xây dựng tại cơ sở của mình  quản lý. 

3. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về an toàn PCCC và an toàn vệ sinh  lao động theo định kỳ đối với cán bộ, công nhân viên của mình.

 4. Sử dụng thợ hàn có trình độ tay nghề tốt, vừa đảm bảo chất lượng công  việc vừa tạo sự an toàn lao động và an toàn cháy nổ khi làm việc.

5. Khi phải hàn ở khu vực có chứa chất dễ cháy nổ, cần dừng quá trình  sản xuất, tổ chức cách ly vật liệu cháy ra khỏi khu vực sửa chữa, cắt cử người  hoặc trực tiếp giám sát suốt quá trình hàn. Sau khi đã hàn xong ít nhất 30 phút,  chuẩn bị sẵn các phương tiện chữa cháy ban đầu như bình chữa cháy xách tay;  chăn chiên, xô nước; xẻng, phuy cát cạnh khu vực hàn để xử lý kịp thời nếu có  sự cố cháy nổ xảy ra. 

 

* Đối với thợ hàn  

1. Phải được tập huấn nghiệp vụ PCCC&CNCH và nắm rõ các kỹ năng,  cách xử lý tình huống khi mới phát sinh cháy, nổ. 

2. Có tay nghề đã qua đào tạo về an toàn trong quá trình hàn cắt. 3. Trước khi hàn, thợ phải trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ cá nhân như  găng tay, kính bảo vệ mắt; kiểm tra, sắp xếp gọn gàng khu vực hàn; kiểm tra các  phương tiện chữa cháy ban đầu như nước, bình chữa cháy. 

4. Kiểm tra kỹ các dụng cụ liên quan phải đảm bảo an toàn mới tiến hành  thực hiện hàn. Trong khi hàn không mang các thiết bị, mỏ hàn ra khỏi khu vực  giành riêng cho thợ hàn. Nếu giải lao cần khóa tất cả van dẫn khí, ngắt nguồn  điện đối với máy biến áp hàn, thu dọn gọn dụng cụ và cấm người ngoài vào khu  vực hàn hoặc sử dụng bất kỳ thiết bị nào phục vụ quá trình hàn. 

5. Khi xảy cháy hãy thật bình tĩnh suy xét, hô hoán báo động cho tất cả  mọi người mau chóng di chuyển ra ngoài, tổ chức chữa cháy, cứu người, cứu tài  sản đồng thời gọi điện báo cháy ngay cho lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH – CATP Hà Nội theo số máy 114./.

NỘI DUNG KHUYẾN CÁO

ĐẢM BẢO AN TOÀN PCCC RỪNG

1. Nghiêm cấm việc đốt nương làm rẫy và những hành vi sử dụng lửa tại  các khu rừng. Thu dọn, xử lý các lớp thực bì để giảm thiểu chất dễ cháy. 2. Làm mới, tu sửa đường băng cản lửa đối với các khu rừng có nguy cơ  xảy ra cháy cao. 

3. Rà soát phương án chữa cháy cho từng loại rừng cụ thể, phù hợp với  điều kiện phương tiện, nguồn nước chữa cháy hiện tại. 

4. Tăng cường tuần tra, giám sát những khu rừng có khả năng bắt cháy cao,  thực hiện chế độ tuần tra nghiêm ngặt trong suất mùa nắng nóng. 5. Tăng cường tuyên truyên, hướng dẫn các biện pháp PCCC rừng đối với  các hộ sinh sống ven rừng. Chủ động tuyên truyền, vận động các hộ gia đình  tham gia mô hình “Cụm liên kết an toàn PCCC rừng”. 

6. Chủ động trang bị các trang thiết bị, phương tiện, các chất chữa cháy  phục vụ chữa cháy rừng. 

7. Khi phát hiện cháy rừng phải thông báo kịp thời cho chính quyền địa  phương, các lực lượng chức năng để tổ chức dạp tắt ngay khi đám cháy mới phát  sinh, không để xảy ra cháy lớn./.

 

NỘI DUNG KHUYẾN CÁO, CẢNH BÁO

ĐUỐI NƯỚC MÙA NẮNG NÓNG

Đuối nước là một tình trạng rất thường gặp, nhất là vào mùa hè, xảy ra  trong khi tham gia các hoạt động dưới nước. Đuối nước có thể gặp ở bất cứ đối  tượng nào, kể cả những người bơi thành thạo cũng có thể bị đuối nước. Nếu  không được cấp cứu kịp thời, xử lý đúng cách có thể để lại các tổn thương nặng  nề lên tim, phổi, thần kinh, thậm chí gây ngừng tim, ngừng thở và tử vong. Để  chủ động phòng ngừa đuối nước trong mùa nắng nóng, Công an Thành phố Hà  Nội khuyến cáo người dân và cộng đồng: 

1. Trang bị các kỹ năng đảm bảo an toàn và xử lý tình huống khi bơi như:  khởi động kỹ trước khi xuống nước, cách xử lý khi bị chuột rút, gặp vùng nước  xoáy, cách sơ cứu khi gặp người bị đuối nước,… 

2. Đặt biển cảnh báo về những nơi tiềm ẩn nguy cơ đuối nước như sông,  suối, ao, hồ, những vùng nước sâu, nước xoáy...

3. Đối với các bể bơi, chỉ bơi ở những nơi có người và phương tiện cứu hộ  đồng thời tuân thủ các quy định của bể bơi, khu vực bơi. Khi cho trẻ đi bơi cần  phải luôn bên cạnh, trông chừng và theo dõi trẻ. 

4. Khi đi tắm biển hay sông, người biết bơi hay không cũng chỉ nên tắm  gần bờ, đặc biệt là ở biển, vì dù biết bơi cũng rất khó để bơi do sóng biển đánh  liên tục.  

5. Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiện  giao thông đường thủy như mặc áo phao. 

6. Khi phát hiện người đuối nước cần bình tĩnh xử lý, hô hoán, kêu gọi  mọi người đến ứng cứu, giúp đỡ ngay từ khi nhìn thấy nạn nhân (nhanh chóng  tìm bất kỳ vật dụng nào để có thể cứu gián tiếp như: cây sào, phao, áo, quần,  dây nịt…cho những người bị đuối nước bám vào các vật dụng này để người trên  bờ kéo dần vào. Tuyệt đối không được nhảy theo cứu nạn nhân nếu mình không  biết bơi và không biết cách cứu đuối nước) đồng thời gọi điện báo cháy ngay  cho lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH - CATP Hà Nội theo số máy 114. 

7. Khi gặp nạn nhân bị đuối nước phải nhanh chóng đưa người bệnh lên  bờ cần bình tĩnh đánh giá tình trạng của người bệnh. Trường hợp người bệnh bất  tỉnh, có ngừng tim, ngừng thở, cần áp dụng ngay các biện pháp cấp cứu ngừng  tuần hoàn, kiên trì đến khi người bệnh có nhịp tim trở lại thì nhanh chóng đưa  người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời. Trong trường hợp  người người bệnh khi được đưa lên bờ vẫn tỉnh táo, tự thở được, cần lau khô, ủ  ấm, đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị.

 

NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN, KHUYẾN CÁO AN TOÀN PCCC  ĐỐI VỚI CƠ SỞ KINH DOANH XĂNG, DẦU

1. Yêu cầu thực hiện đảm bảo và duy trì liên tục các điều kiện về giao  thông phục vụ chữa cháy, khoảng cách PCCC, giải pháp ngăn cháy lan, điều  kiện an toàn thoát nạn, khả năng vận hành an toàn của hệ thống đường ống công  nghệ, hệ thống chống sét, chống tĩnh điện đã được lắp đặt, bố trí tại cơ sở. 

2. Tại cơ sở, phải niêm yết các biển báo, biển cấm, nội quy, tiêu lệnh chữa  cháy tại những nơi dễ thấy, trong đó: Tuyệt đối nghiêm cấm sử dụng nguồn  nhiệt, nguồn lửa, trong đó bao gồm cả các thiết bị điện tử như điện thoại di  động, máy nhắn tin, các thiết bị thu phát sóng, máy ảnh, camera loại không có  chức năng phòng nổ tại các khu vực có nồng độ nguy hiểm cháy, nguy hiểm nổ  của cơ sở, trường hợp đặc biệt bắt buộc phải sử dụng thì phải có phương án  phòng cháy chữa cháy riêng và được cơ quan phòng cháy chữa cháy chấp thuận. Nhân viên bán hàng có trách nhiệm hướng dẫn, yêu cầu người và phương tiện  ra, vào cửa hàng thực hiện các biện pháp an toàn đảm bảo theo quy định; không  bán hàng khi phương tiện chưa tắt động cơ. 

3. Trang bị và bố trí phương tiện chữa cháy ban đầu tại các vị trí của cửa  hàng theo quy định: Cột bơm xăng dầu; vị trí nhập xăng dầu vào bể; gian bán  dầu nhờn và các sản phẩm khác; nơi rửa xe, bảo dưỡng xe; phòng giao dịch bán  hàng, trực bảo vệ; phòng máy phát điện, trạm biến áp. 

4. Nước thải nhiễm dầu của cửa hàng phải được thu gom theo hệ thống  rãnh thoát riêng có nắp đậy bằng tấm đan bê tông cốt thép có lỗ thoát khí hoặc  tấm đan nan thép để tránh tích tụ hơi xăng dầu. Phải bố trí hố bịt trước khi đấu  nối hệ thống rãnh thoát nước thải nhiễm dầu vào hệ thống thoát nước chung. 

5. Việc xuất, nhập xăng dầu tại cửa hàng phải thực hiện theo phương pháp  nhập kín, đảm bảo không làm thất thoát hơi xăng, dầu ra phía ngoài, đảm bảo an toàn  cháy, nổ theo quy định. 

6. Tuyệt đối không bán xăng, dầu cho người dân qua các phuy, thùng, can để  lưu trữ trái phép trong gia đình.

 

NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN, KHUYẾN CÁO AN TOÀN PCCC  ĐỐI VỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH HÓA CHẤT

1. Yêu cầu thực hiện đảm bảo và duy trì liên tục các điều kiện về giao  thông phục vụ chữa cháy, khoảng cách PCCC, giải pháp ngăn cháy lan, điều  kiện an toàn thoát nạn của cơ sở đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật. 

2. Đối với kho, xưởng sản xuất:  

- Kết cấu công trình phải đảm bảo khô ráo, không thấm, dột; Hóa chất  nguy hiểm phải để trong kho (sắp xếp, phân khu theo tính chất nguy hiểm của  từng loại hóa chất); Niêm yết biển báo, biển cấm tại những nơi dễ thấy. 

- Khi xếp hóa chất trong kho phải đảm bảo: Đối với hàng đóng bao phải  xếp trên bục hoặc trên giá đỡ, cách tường ít nhất 0,5m (hóa chất kỵ ẩm phải xếp  trên bục cao tối thiểu 0,3m); Hóa chất dạng lỏng phải chứa trong phuy, can, hóa  chất dạng khí phải chứa trong bình chịu áp lực và phải được sắp xếp đảm bảo  theo quy định; Các lô hàng không được xếp sát trần kho và không cao quá 2 m; 

Duy trì lối đi chính trong kho phải rộng tối thiểu 1,5m; Không được để các bao  bì đã dùng, các vật liệu dễ cháy ở trong kho. 

- Việc sản xuất phải đảm bảo các trình tự theo quy định. Trường hợp xảy  ra sự cố, chỉ những người hiểu rõ tính chất nguy hiểm của hóa chất và biết  phương pháp xử lý, có đủ phương tiện bảo vệ cá nhân mới được xử lý. 

3. Đối với thiết bị, bao bì: Thiết bị, dụng cụ làm việc trong khu vực hóa  chất dễ cháy, nổ đều phải làm bằng vật liệu không phát sinh tia lửa do ma sát  hay va đập; Vật chứa, bao bì phải đảm bảo kín và chắc chắn; bao bì khi dùng hết  phải bảo quản riêng (trường hợp sử dụng lại bao bì phải làm sạch, bảo đảm  không gây ảnh hưởng đến hóa chất mới hoặc gây nguy hiểm); Vật liệt kê, đậy  phải được đánh dấu để phân biệt từng loại hóa chất, ko được dùng lẫn lộn; Vật  chứa, bao bì chứa đựng hóa chất nguy hiểm phải có nhãn hàng hóa theo quy  định. Nhãn hàng hóa, hóa chất phải đảm bảo rõ, dễ đọc và không bị rách.  Trường hợp nhãn bị mất, không phân biệt được là chất gì, phải phân tích, xác  định rõ tên và thành phần chính của hóa chất và bổ sung nhãn mới trước khi đưa  ra lưu thông hoặc đưa vào sử dụng. 

4. Trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất  

4.1. Với hóa chất dễ cháy nổ: 

- Phải thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật để đảm bảo hỗn hợp, khí, hơi  bụi của các hóa chất này với không khí luôn ngoài vùng giới hạn cháy nổ theo  quy định. 

- Nơi sản xuất, sử dụng hóa chất dễ cháy, nổ phải có các buồng phụ. Các  buồng phụ này phải cách ly với buồng chính bằng các cấu kiện đảm bảo ngăn  chặn theo quy định.

- Ngoài phương tiện PCCC thông thường, phải trang bị thêm các phương  tiện bảo vệ cá nhân chống độc thích hợp khi chữa cháy. 

- Phải có quy định chặt chẽ về chế độ sử dụng các vật dụng sinh lửa, sinh nhiệt.  

- Không để hóa chất dễ cháy, nổ cùng chỗ với các chất duy trì sự cháy  (như ôxy hoặc các chất nhả ôxy…). Đường ống dẫn hóa chất dễ cháy, nổ không  đi chung với giá đỡ đường ống ôxy, không khí nén. 

- Khi san rót hóa chất dễ cháy, nổ từ bình này sang bình khác, phải tiếp  đất bình chứa và bình rót. 

- Cấm để thiết bị, đường ống chứa hóa chất dễ cháy, nổ gần nguồn phát  nhiệt; đối với trường hợp có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, phải có biện pháp  hạ nhiệt (sơn phản xạ hoặc tưới nước…). 

- Không được đun nóng hóa chất lỏng dễ cháy bằng ngọn lửa trực tiếp.  Chỉ được mở nắp sau khi đã đun xong và hỗn hợp bên trong đã đủ nguội. 

- Khi pha dung môi vào khối hóa chất lỏng ở thiết bị hở phải cách xa vùng  có lửa ít nhất 10m. Chỉ được pha dung môi vào khối hóa chất lỏng khi nhiệt độ  khối hóa chất lỏng thấp hơn nhiệt độ sôi của dung môi. 

- Không dùng ngọn lửa trực tiếp soi sáng để tìm chỗ hở các đường ống dẫn,  thiết bị chứa các hóa chất dễ cháy, nổ mà phải dùng nước xà phòng hay các chất  khác không có khả năng gây cháy, nổ với các hóa chất trong ống dẫn thiết bị. 

- Phải có ống dẫn nước, hệ thống thoát nước; tránh sự ứ đọng của các loại  hóa chất dễ gây cháy, nổ. 

- Trong khu vực có hóa chất dễ cháy, nổ phải đảm bảo thông thoáng.  Trường hợp sử dụng thiết bị thông gió thì khi xảy ra cháy phải lập tức dừng thiết  bị thông gió lại để cháy không lan rộng ra những vùng khác. 

4.2. Với hóa chất độc:  

- Nơi có hơi khí độc, bụi độc phải thông gió tự nhiên và kết hợp với các  biện pháp thông gió cưỡng bức để đảm bảo nồng độ chất độc trong môi trường  làm việc không vượt quá nồng độ giới hạn cho phép theo quy định. 

- Chất thải độc hại khác phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông, sử  dụng phải được thu gom để xử lý.  

- Khi tiếp xúc với hóa chất độc, phải sử dụng mặt nạ phòng độc phù hợp.  

- Khi tiếp xúc với bụi độc phải dùng quần áo kín may bằng loại vải bông  dày có khẩu trang chống bụi, quần áo bảo vệ chống hơi bụi.  

- Khi tiếp xúc với chất lỏng độc cần phải che kín cổ tay, chân, ngực. Khi  làm việc với dung môi hữu cơ hoà tan phải mang quần áo bảo vệ không thấm và  mặt nạ cách ly. 

- Nơi có hóa chất độc phải có tín hiệu báo động tình trạng thiếu an toàn  của máy, thiết bị, báo hiệu các chặng sản xuất đặc biệt, báo “Cấm" như cấm  đóng mở máy, cấm tháo hơi nước… trong quá trình sản xuất.

5. Trong bảo quản hóa chất: 

5.1. Với hóa chất dễ cháy, nổ: 

- Phải chia thành nhiều khu vực, kho riêng theo mức độ dễ cháy, nổ của các  nhóm hóa chất, để bảo quản hóa chất được an toàn. 

- Kho chứa hóa chất dễ cháy, nổ phải cách ly với lửa và nguồn nhiệt. Phải  chấp hành nghiêm ngặt các qui định sau: 

+ Cấm đem các vật gây ra lửa vào kho, cấm chiếu sáng bằng lửa, chỉ được  chiếu sáng bằng đèn phòng cháy, nổ. Cấm hàn hoặc làm những việc phát ra tia lửa  điện gần kho dưới 20 m; 

+ Không đi giầy đinh hoặc có đóng cá sắt đem vào kho. Khi vận chuyển đồ  chứa bằng kim loại, cấm quăng quật, kéo lê trên sàn cứng, cấm dùng các dụng cụ  gây ra tia lửa 

+ Cấm để các vải lau, giẻ bẩn dính dầu mỡ trong kho; 

+ Các xe chạy bằng ắc qui, thiết bị nâng, xúc bằng điện phải lắp động cơ an  toàn phòng nổ. 

- Kho phải khô ráo, thông thoáng, phải có hệ thống thông gió tự nhiên hay  cưỡng bức. Đối với các chất dễ bị ôxy hóa, bay hơi, cháy, nổ bắt lửa ở nhiệt độ thấp  phải thường xuyên theo dõi độ ẩm và nhiệt độ. 

- Các cửa kính của nhà kho phải được sơn cản ánh sáng hoặc dùng kính mờ. 

- Chất lỏng dễ cháy, bay hơi phải chứa trong các bao bì không rò rỉ và để  trong hang hầm hoặc để trong kho thoáng mát, không tồn chứa cùng các chất ôxy  hóa trong một kho. 

- Khi rót chất lỏng dễ cháy vào thùng kim loại tiếp đất vỏ thùng bằng miếng  đồng hoặc nhôm, không tiếp đất bằng kim loại đen. 

5.2. Với hóa chất độc: 

- Phải bảo quản trong kho có tường và nền không thấm nước, không bị ảnh  hưởng của lũ lụt, xa nơi đông dân cư, đảm bảo khoảng cách an toàn; phải có khóa  bảo đảm, chắc chắn. 

- Khi bảo quản, nếu cần san rót, đóng gói lại bao bì, không được thao tác ở  trong kho mà phải làm ở nơi thông thoáng, đảm bảo vệ sinh an toàn, hoặc nơi có  trang bị hệ thống hút hơi khí độc. 

- Khi sử dụng các phương tiện cân đong hóa chất độc, đảm bảo không làm rơi  vãi hoặc tung bụi ra ngoài. 

- Trước khi vào kho hóa chất độc phải mở thông các cứa làm thoáng kho. Khi  vào phải trang bị đầy đủ các phương tiện