TIN TỨC - SỰ KIỆN TIÊU BIỂU

BCH Đảng bộ TP Hà Nội họp đánh giá 3 năm thực hiện nghị quyết về công tác cán bộ
Ngày đăng 02/05/2024 | 15:04  | Lượt xem: 56

Sáng 2/5, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII tiến hành Hội nghị lần thứ 17, bàn nhiều nội dung quan trọng.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội nhấn mạnh, về Dự thảo Đề cương tổng quát Báo cáo chính trị và chủ đề, phương châm Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố, theo kế hoạch, dự thảo Đề cương sẽ được trình xin ý kiến vào Hội nghị lần thứ 18 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố (dự kiến tổ chức tháng 7/2024).

Tuy nhiên, căn cứ yêu cầu thực tiễn và để chủ động một bước trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức đại hội, Tiểu ban Văn kiện đã quyết định chỉ đạo bộ phận tham mưu khẩn trương xây dựng, xin ý kiến, tiếp thu và hoàn thiện để có Đề cương tổng quát Báo cáo chính trị, chủ đề và phương châm đại hội trình tại Hội nghị Thành ủy lần thứ 17 (sớm hơn 2 tháng so với kế hoạch).

Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: Tuyết Mai/TTXVN) Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: Tuyết Mai/TTXVN)

Nhấn mạnh dự thảo Đề cương tổng quát Báo cáo chính trị là tiền đề, cơ sở quan trọng trong việc xây dựng Đề cương chi tiết và dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố, ông Dũng đề nghị các đại biểu phát huy tinh thần trách nhiệm, tập trung trí tuệ, tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến về bố cục, kết cấu của đề cương; đồng thời, tham gia ý kiến cụ thể vào các nội dung...

“Đây là tiền đề, cơ sở quan trọng trong việc xây dựng Đề cương chi tiết và dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ TP” - Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh và đề nghị các đại biểu phát huy trách nhiệm, trí tuệ đóng góp cho dự thảo.

Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng cho hay Ban Thường vụ Thành ủy đã thống nhất trình BCH Đảng bộ TP bốn phương án về chủ đề và bốn phương án về phương châm Đại hội XVIII Đảng bộ TP.

"Chủ để Đại hội chứa đựng những tư tưởng chủ yếu được quán triệt trong toàn bộ nội dung báo cáo chính trị và các báo cáo khác trong văn kiện đại hội. Là khẩu hiệu, tuyên ngôn hành động, là những nội dung nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Đảng bộ và nhân dân Thủ đô trong nhiệm kỳ.

Đó còn là tư duy, tầm nhìn chiến lược, ngọn cờ hiệu triệu, tập hợp, đoàn kết, phát huy sức mạnh toàn Đảng bộ, toàn quân và nhân dân Thủ đô quyết tâm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của TP” - Bí thư Thành uỷ Hà Nội nhấn mạnh.

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng phát biểu khai mạc hội nghị.  Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng phát biểu khai mạc hội nghị. 

Bí thư Thành uỷ Hà Nội cũng đề nghị các đại biểu thảo luận, nêu ý kiến đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết 04/2021 của BCH Đảng bộ TP Hà Nội về “Tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 và những năm tiếp theo”.

Đối với chủ đề và phương châm Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố, Ban Thường vụ Thành ủy đã thống nhất trình Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố 4 phương án về chủ đề và 4 phương án về phương châm đại hội.

Về đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 04 ngày 31/5/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố về “Tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 và những năm tiếp theo”, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng khẳng định, đây là Nghị quyết chuyên đề đầu tiên của Thành ủy Hà Nội về công tác cán bộ, nhằm giải quyết cho được những tồn tại, hạn chế về công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm với các nhiệm vụ trong tình hình mới.

Kết quả ba năm triển khai thực hiện Nghị quyết cho thấy các mục tiêu của Nghị quyết đã đúng và trúng với yêu cầu đang đặt ra, công tác cán bộ bước đầu đã có sự chuyển biến rõ nét, ngày càng đổi mới, nền nếp, đạt được nhiều kết quả quan trọng, đáp ứng tốt yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ trong giai đoạn mới. Ban Thường vụ Thành ủy đã kịp ban hành các quy định, kế hoạch, đề án để cụ thể hóa và triển khai thực hiện Nghị quyết.

“Tuy nhiên, việc thực hiện Nghị quyết 04 của Thành ủy cũng còn một số tồn tại, hạn chế cần tiếp tục được quan tâm khắc phục như đã nêu trong báo cáo” – Bí thư Thành ủy Hà Nội nói và đề nghị các đại biểu thảo luận, làm rõ thêm những kết quả đã đạt được, những khó khăn, vướng mắc, hạn chế, tồn tại, những bài học kinh nghiệm, đề xuất giải pháp để thực hiện Nghị quyết tốt hơn.

Kết quả 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết cho thấy, các mục tiêu của Nghị quyết đã đúng và trúng với yêu cầu đang đặt ra, công tác cán bộ bước đầu đã có sự chuyển biến rõ nét, ngày càng đổi mới, nền nếp, đạt được nhiều kết quả quan trọng, đáp ứng tốt yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ trong giai đoạn mới. Ban Thường vụ Thành ủy đã kịp ban hành các quy định, kế hoạch, đề án để cụ thể hóa và triển khai thực hiện Nghị quyết.

Tuy nhiên, việc thực hiện Nghị quyết số 04 của Thành ủy cũng còn một số tồn tại, hạn chế cần tiếp tục được quan tâm khắc phục như đã nêu trong báo cáo.

Hội nghị cũng cho ý kiến đối với nội dung: tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TƯ ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; sơ kết 5 năm thực hiện Quy định số 11 ngày 18/2/2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân; dự thảo Chương trình hành động của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 44 ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”. Tại hội nghị, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố sẽ tiến hành quy trình bầu bổ sung Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Thành ủy kiêm chức đối với Chánh Thanh tra thành phố.an Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội sẽ xem xét, đánh giá ba năm thực hiện nghị quyết chuyên đề về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp của TP nhiệm kỳ 2020-2025 và các năm tiếp theo.

Tiếp đó, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong đã trình bày Tờ trình xin ý kiến đối với Đề cương tổng quát Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố.

Theo nội dung Tờ trình, Báo cáo chính trị được xây dựng dựa trên các căn cứ quan trọng, gồm: Báo cáo chính trị chính thức của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước 10 năm 2021-2030; Nghị quyết số 15-NQ/TƯ, ngày 5-5-2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các nghị quyết chuyên đề của Bộ Chính trị có liên quan đến Hà Nội…

Bố cục Đề cương tổng quát bao gồm 2 phần lớn: Phần thứ nhất: Đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ thành phố (2020-2025); phần thứ hai: Mục tiêu tổng quát; những chỉ tiêu chính, nhiệm vụ chủ yếu, khâu đột phá và những giải pháp trọng tâm của Thủ đô giai đoạn 5 năm 2025-2030, định hướng đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Cách xây dựng chủ đề bảo đảm nêu được những thành tố cơ bản: Sự lãnh đạo của Đảng; sức mạnh của nhân dân và đại đoàn kết toàn dân tộc; có tính thời đại; có tính đại chúng; mang đặc trưng Thủ đô; bảo đảm tính mới trong tư duy, tầm nhìn, định hướng phát triển và mục tiêu xây dựng Thủ đô; phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

Trình bày Tờ trình về kết quả thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 31-5-2021 của Thành ủy Hà Nội về tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025 và những năm tiếp theo, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Vũ Đức Bảo cho biết, bám sát mục tiêu tổng quát và 4 mục tiêu cụ thể được nêu trong Nghị quyết số 04-NQ/TU, Thành ủy, các cấp ủy trực thuộc đã tập trung chỉ đạo cụ thể hóa, thực hiện nghiêm, nhất quán nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo trực tiếp, toàn diện công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về công tác cán bộ đều cơ bản đạt và vượt chỉ tiêu.

Cụ thể: Tỷ lệ cán bộ trẻ diện Ban Thường vụ các cấp ủy quản lý đạt 12,58%; tỷ lệ cán bộ nữ diện Ban Thường vụ các cấp ủy quản lý đạt 33,39%; số cán bộ diện Ban Thường vụ cấp ủy quản lý đạt trình độ thạc sĩ, tiến sĩ đạt 42,4%. Số cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ cấp ủy quản lý có trình độ chuyên môn đại học, lý luận chính trị từ trung cấp trở lên đạt 73,84%. Số cán bộ lãnh đạo, quản lý diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới đạt 100%. Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức đánh giá hằng tháng trên phần mềm đạt 99,32%.

Thực hiện quyết liệt chủ trương bố trí cán bộ không phải người địa phương. Đến nay, có 28/30 bí thư quận, huyện, thị ủy và 22/30 chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã không phải người địa phương; có 68,39% bí thư cấp ủy, 61,13% chủ tịch UBND xã phường, thị trấn không phải người địa phương; 38,88% cán bộ cấp huyện, 45,9% cán bộ cấp xã là phó bí thư thường trực, phó chủ tịch UBND không phải là người địa phương.

Trình bày dự thảo Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 35-CT/TƯ, ngày 26-5-2014 và sơ kết 5 năm thực hiện Quy định số 11-QĐi/TƯ, ngày 18-2-2019 của Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Nội chính Thành ủy Nguyễn Quang Đức cho biết, thời gian qua, các cấp ủy, chính quyền từ thành phố đến cơ sở nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TƯ ngày 26-5-2014 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo” và các chỉ thị, nghị quyết, hướng dẫn của Trung ương, Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo.

Triển khai thực hiện Chỉ thị 35-CT/TƯ của Bộ Chính trị gắn với việc thực hiện Chỉ thị 15-CT/TU của Thành ủy đã được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy và sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền từ thành phố đến cơ sở. Do vậy, công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại tố cáo (KNTC) trên địa bàn thành phố đã có nhiều chuyển biến tích cực; công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư gắn với giải quyết KNTC, nhiều vụ việc được quan tâm chỉ đạo giải quyết dứt điểm ngay từ cơ sở. Trách nhiệm của người đứng đầu, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong chỉ đạo, điều hành, xem xét, giải quyết KNTC, nhất là các vụ việc phức tạp, đông người được nâng lên; việc kiểm tra giám sát, giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp đã trở thành nhiệm vụ thường xuyên, liên tục.

TRÚC LINH (tổng hợp)