HÒA GIẢI CƠ SỞ

Chuyện anh Hành đi bắt cá
Ngày đăng 15/04/2024 | 14:46  | Lượt xem: 47

Mấy hôm nay thấy anh Hành đem mấy bình kích điện và một số dụng cụ như lưới nhỏ, ông Hồng là Trưởng thôn sang xem thế nào. Đến gần cổng, ông đã thấy hai vợ chồng anh nói chuyện:

- Anh à, thôi anh cố gắng, chứ anh yếu thế này thì đi làm thợ hồ khổ lắm.

- Ử, em cứ yên tâm, quê mình nhiều tôm, cua, cá nhiều, ngày kiểu gì cũng kiếm cho em vài trăm nghìn.

- Vâng, thế chiều anh đi nhé.

Thấy thế, ông Hồng liền vào và nói:

- Chú định đổi nghề à?

- Dạ vâng bác, chắc bác cũng biết, em định đi đánh cá bằng kích điện ạ.

- Thế à, không được đâu?

- Có gì mà không được hả anh?

-Vì, Luật Thủy sản năm 2017 nghiêm cấm hành vi sử dụng chất, hóa chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, phương pháp, phương tiện, ngư cụ khai thác có tính hủy diệt, tận diệt để khai thác nguồn lợi thủy sản. Tại Điều 28 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với cá nhân có hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản trong trường hợp không sử dụng tàu cá; phạt tiền từ 15-40 triệu đồng đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện hoặc sử dụng trực tiếp dòng điện từ máy phát điện trên tàu cá (có chiều dài lớn nhất dưới 12m đến từ 15m trở lên) để khai thác thủy sản. Phạt tiền từ 40-50 triệu đồng đối với hành vi sử dụng dòng điện (điện lưới) để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Riêng Điều 29 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với cá nhân có hành vi tàng trữ chất cấm, hóa chất cấm, chất độc trên tàu cá. Phạt tiền từ 50-70 triệu đồng đối với hành vi sử dụng chất cấm, hóa chất cấm, chất độc, hóa chất khác để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường hợp đủ yếu tố cấu thành tội phạm có thể bị xử lý hình sự. Tại khoản 1, Điều 242 Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định, người nào vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc một trong các trường hợp sau đây, gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng hoặc thủy sản thu được trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 242 hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ
50-300 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm: sử dụng chất độc, chất nổ, hóa chất, dòng điện hoặc phương tiện, ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản hoặc làm hủy hoại nguồn lợi thủy sản; khai thác thủy sản trong khu vực cấm hoặc trong khu vực cấm có thời hạn; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; vi phạm quy định khác của pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản…

- Thế à bác.

- Ừ đúng đó chú.

Khi bác Hồng đang nói chuyện, thì cô Loan là em gái của anh Hạnh cũng biết chuyện liền sang nói:

- Anh à, bác Hồng nói đúng đó, ở xóm em hôm trước anh Tiến đi đánh bắt cá bằng Điện thế là bị bắt, bị nhắc nhở và xử phạt anh ạ.

- Ừ, thế thôi, anh sức khoẻ yếu, khả năng anh đi làm bảo vệ hoặc ở nhà đan lát, chứ mà bị phạt và xử lý hình sự thì anh thôi.

- Vâng anh, anh nghe theo bác Hồng đi anh.

- Ừ cô.

Hồng Đạt