Giải đáp pháp luật
Tôi được chồng bảo lãnh sang Việt Nam. Tôi đã đến Việt Nam sinh sống trong nhiều năm qua. Nay chống tôi chết, người bảo lãnh không còn, tôi có thể tiếp tục ở lại Việt Nam sinh sống lâu dài hay không? Ai có thể bảo lãnh tôi ở lại Việt Nam?
Trả lời
Tại Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 thì:
- Cư trú là việc người nước ngoài thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam.
- Chứng nhận tạm trú là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xác định thời hạn người nước ngoài được phép tạm trú tại Việt Nam.
- Thẻ tạm trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao cấp cho người nước ngoài được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực.
- Thẻ thường trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp cho người nước ngoài được phép cư trú không thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực.
Căn cứ vào quy định tại Điều 39 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 như sau:
Các trường hợp được xét cho thường trú
1. Người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước.
2. Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam.
3. Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh.
4. Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước.
Người nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam thông thường theo hai hình thức: Thường trú và tạm trú.Thường trú được hiểu là sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định. Khi đến sống ở Việt Nam họ phải làm hồ sơ đăng ký thường trú, đựơc cấp thẻ thường trú và đều phải chứng minh mình đã có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định để có thể bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.
Trường hợp người nước ngoài được phép tạm trú tại Việt NamTạm trú được hiểu là sinh sống tạm thời, không ở thường xuyên một cách chính thức trong một khoảng thời gian xác định. Căn cứ Điều 36 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2019, quy định về đối tượng nước ngoài tạm trú tại Việt Nam là:
- Người nước ngoài là thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ tại Việt Nam và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ.
- Người nước ngoài nhập cảnh bằng thị thực có ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2, TT.
Người nước ngoài khi tạm trú tại Việt Nam sẽ phải khai báo, đăng ký tạm trú thông qua người trực tiếp quản lý cơ sở lưu trú, được cấp thẻ tạm trú.
Căn cứ vào Điều 39 và Điều 40 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh 2014 quy định về điều kiện thường trú, người nước ngoài muốn đến sinh sống và làm việc tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện về nhân thân và công ăn việc làm như: Có cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 03 năm trở lên; có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam; là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam phải được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn của người đó đề nghị.
Teo Điểm a Khoản 2 Điều 5 Thông tư 31/2015/TT-BCA , người nước ngoài đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 03 năm trở lên được xác định trên cơ sở dấu kiểm chứng nhập cảnh, dấu kiểm chứng xuất cảnh được cấp tại cửa khẩu có tổng thời gian tạm trú tại Việt Nam từ 03 năm trở lên trong 04 năm gần nhất tính đến ngày nộp hồ sơ xin thường trú. Hay theo những điều kiện để tam trú như: Hộ chiếu còn hạn sử dụng tối thiểu là 13 tháng, có làm thủ tục đăng ký tạm trú tại công an xã, phường theo đúng quy định.
Tại Điều 14 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam là:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này, bao gồm:
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ
Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; Bộ trưởng và tương đương; Bí thư tỉnh ủy, Bí thư thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy banthường vụ Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
Tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
Doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam
Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ tại Việt Nam
Văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài; vănphòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam
Tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam
Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước, người nước ngoài có thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú.
Tại Điều 45 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định như sau:
Điều 45. Quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh có các quyền sau đây:
a) Cơ quan, tổ chức được thành lập hợp pháp tại Việt Nam được mời, bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, lĩnh vực hoạt động;
b) Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước được mời, bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ của vợ hoặc chồng; vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là người nước ngoài vào Việt Nam thăm;
c) Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước được bảo lãnh cha, mẹ, vợ, chồng, con là người nước ngoài xin thường trú hoặc xin cấp thẻ tạm trú tại Việt Nam.
Trường hợp chồng bạn đã chết, nếu bạn tiếp tục ở lại Việt Nam sinh sống lâu gài theo quy định bạn phải có người bảo lãnh, vì vậy bạn càn thay đổi người bão lãnh có thể là bố, mẹ chông là người Viẹt Nam hoặc con bạn trên 18 tuổi thường trú tại Việt Nam hoặc tổ chức nơi bạn đang làm việc tại Việt Nam. Bạn chú ý khai báo tạm trú, thường trú đúng theo quy định để khi có sự thay đổi về tổ chức bảo lãnh, người bảo lãnh để được xem xét.
Thu Hường
GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT
trao đổi kinh nghiệm
- Cảnh báo các trang facebook giả mạo “Liên đoàn Pickleball Việt Nam” để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
- Cảnh giác với “chiêu trò” lừa đảo việc làm thời vụ cuối năm
- Người phụ nữ bị lừa khi đăng ký khóa học Pickleball cho con trên mạng
- Cảnh giác với chiêu trò bán vé chương trình 'Anh trai say hi' qua hội nhóm