TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

Cảnh báo tia tử ngoại cao trong nắng nóng gay gắt
Ngày đăng 18/05/2019 | 00:00  | Lượt xem: 547

  Từ hôm nay, 18/5, khu vực Bắc bộ và vùng núi các tỉnh Trung bộ có nơi xảy ra nắng nóng đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất trên 40 độ C.  Từ hôm nay, 18/5, khu vực Bắc bộ và vùng núi các tỉnh Trung bộ có nơi xảy ra nắng nóng đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất trên 40 độ C. 

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, từ ngày hôm nay, 18/5, do ảnh hưởng của rìa Đông Nam vùng áp thấp nóng phía Tây với đới gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn mạnh nên nắng nóng gay gắt xuất hiện trên diện rộng ở Bắc bộ và Trung bộ với nhiệt độ cao nhất phổ biến 36-39 độ C.

Riêng khu vực Bắc bộ và vùng núi các tỉnh Trung bộ có nơi xảy ra nắng nóng đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất trên 40 độ C. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ C từ 10-17 giờ. Đợt nắng nóng này kéo dài đến ngày 19/5 ở các tỉnh Bắc bộ, Bắc Trung bộ và đến ngày 20/5 ở các tỉnh ven biển trung và Nam Trung bộ.

Nắng nóng có tác động và gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.

Trong các ngày 18-19/5, chỉ số cảnh báo tia tử ngoại (UV) có giá trị từ 7-9 tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM ứng với mức ảnh hưởng nguy cơ gây hại cao với cơ thể con người khi tiếp xúc trực tiếp ánh nắng trong đợt nắng nóng gay gắt này.

Nhiều người biết được biết về tác hại mà tia UV (còn gọi là tia cực tím) có ảnh hưởng lên cơ thể người về da ở nhiều mức độ từ cháy nắng đến ung thư da…. Tuy nhiên nhiều người có thể không biết về những thiệt hại không nhỏ mà loại ánh sáng này nó có thể gây ra cho mắt người.

Thông thường tia UV có nhiều trong ánh sáng tự nhiên, nên việc tiếp xúc với loại tia có hại này hằng ngày sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến cơ thể đặc biệt là hoạt động của đôi mắt.

Phần lớn tia UV bị hấp thụ và bức xạ ngược lại bởi tầng ozon- lá chắn của trái đất. Tuy nhiên ngày nay môi trường ngày càng bị ô nhiễm, cùng với hiệu ứng nhà kính làm cho trái đất nóng lên từng ngày, tầng ozon bị suy giảm nghiêm trọng. Vì vậy chúng ta cần có những hiểu biết nhất định về tia UV và các tác hại của nó đê có những biện pháp cần thiết bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.

Vậy tia UV là gì?

Về mặt bản chất, tia UV ( hay còn gọi là tia cực tím, tia tử ngoại) là sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn bước sóng ánh sáng nhìn thấy nhưng dài hơn bước sóng của tia X, không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Phổ của tia UV chia làm 3 nhóm chính:

•Tia UVA: vùng tia này gần với vùng ánh sáng nhìn thấy (bước sóng 320-400 nm)

•Tia UVB: vùng bức xạ này có bước sóng dài hơn tia UVA (bước sóng 290 – 320 nm)

•Tia UVC: đây là vùng tia UV có năng lượng cao nhất. (bước sóng 100-290 nm)

Tia UV cũng là thành phần có sẵn trong ánh sáng mặt trời. Bản chất là 1 loại tia có hại đối với cơ thể người, tia UV sẽ ảnh hưởng trực tiếp nhiều nhất khi tiếp xúc bề mặt da và mắt người, làm giảm sức đề kháng về lâu về dài.

Loại tia này sẽ tác động vào lớp da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng, tấn công lớp hạ bì làm da sạm đen gây hiện tượng rám nắng da. Ngoài ra việc tiếp xúc với nắng ở cường độ cao sẽ làm da tạo nếp nhăn, gây tổn thương và dẫn đến ung thư da.

Vậy đối với mắt tia UV gây hại như thế nào?

Giác mạc của chúng ta sẽ phải hấp thu hầu hết các bức xạ UV khi chúng ta tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, gây nên các hiện tượng đục thủy tinh thể hay thoái hóa điểm vàng ,viêm giác mạc, hạt kết giác mạc, mộng thịt (một mô thịt phát triển hình tam giác hoặc hình cánh trên giác mạc, thường xuất hiện ở góc trong hoặc góc bên ngoài của mắt)…

Theo Cleveland Clinic, khi tiếp xúc với tia cực tím có thể gây tổn thương tạm thời giác mạc và kết mạc, một lớp tế bào bao phủ bên trong mí mắt và lòng trắng của mắt. Các triệu chứng sẽ xuất hiện như đau mắt, chảy nước mắt, nhìn mờ, nhạy cảm ánh sáng, có thể kéo dài từ 6 đến 24 giờ, nhưng chúng thường biến mất trong vòng 48 giờ.

D.Hà