HOẠT ĐỘNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Hội Lụật gia TP Hà Nội: Tọa đàm về dự thảo Bộ Luật Dân sự (sửa đổi)
Ngày đăng 02/03/2015 | 00:00  | Lượt xem: 177

Hội Luật gia thành phố Hà Nội  vừa tổ chức tọa đàm Về Bộ luật Dân sự (sửa đổi) có sự tham gia của các luật gia – chuyên gia pháp luật, những người có kinh nghiệm thực tiễn tham gia trao đổi về những nội dung còn có ý kiến khác của dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi).

 

 


Hội Luật gia thành phố Hà Nội  vừa tổ chức tọa đàm Về Bộ luật Dân sự (sửa đổi) có sự tham gia của các luật gia – chuyên gia pháp luật, những người có kinh nghiệm thực tiễn tham gia trao đổi về những nội dung còn có ý kiến khác của dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi). Tại hội nghị các đại biểu tập trung thảo luận về 10 vấn đề lớn mà Ban soạn thảo đề nghị cho ý kiến, Trang Thông tin điện tử Tuyên truyền, phổ biến pháp luật xin giới thiệu một số ý kiến nổi bật sau:  

Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng

Là ý kiến của Thẩm phán Đỗ Quảng Oai, Ông cho rằng Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng. Trong trường hợp này Tòa án căn cứ vào Tập quán (Điều 11), nguyên tắc áp dụng pháp luật tương tự, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự và lẽ công bằng (Điều 12) để xem xét giải quyết thể hiện mặt tích cực, tiến bộ. Đây là quan điểm rất mới so với thực tế hiện nay, quan điểm này khắc phục được thực tế hiện nay còn có vụ, việc dân sự vì chưa có luật điều chỉnh nên Tòa án không có căn cứ để xem xét, giải quyết. Quan điểm này cũng phù hợp với các nguyên tắc lớn: Vụ việc dân sự di Tòa án giải quyết, phù hợp với Hiến pháp 2013 và kinh nghiệm Quốc tế ở nhiều nước trong việc giải quyết các vụ, việc dân sự.

Ngoài ra, quan điểm này cũng sẽ tạo đà cho việc qiu phạm luật hóa các quan hệ xã hội ngyaf càng sâu rộng, tạo cơ sở vững chắc cho công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền tiên tiến, phù hợp với nhu cầu của xã hội hiện đại.

Không đồng quan điểm, Luật sư Nguyễn Hồng Tuyến cho rằng, nên bỏ Khoản 2 Điều 19 dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) qui định: “Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng; trong trường hợp này, qui định tại Điều 11 và Điều 12 của luật này hoặc án lệ được áp dụng để xem xét giải quyết” vì 3 lý do như sau:

Một là: Theo qui định tại Khoản 2 Điều 19 khi chưa có điều luật để áp dụng thì Tòa án áp dụng qui định tại Điều 11 (áp dụng tập quán) để xem xét, giải quyết. Bộ luật dân sự năm 2005 qui định nguyên tắc áp dụng tập quán giải quyết các tranh chấp dân sự nhưng 9 năm qua thực hiện nguyên tắc áp dụng tập quán giải quyết tranh chấp dân sự còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc không như mong muốn (trên địa bàn thành phố Hà Nội, tôi thấy hầu hết các chủ thể áp dụng tập quán để giải quyết tranh chấp dân sự chưa thực hiện qui định này). Có nhiều lý do dẫn đến qui định áp dụng tập quán chưa được thực hiện trong thực tiễn. Vì các lý do sau: 1) Ở Việt Nam chưa có thói quen áp dụng tập quán pháp và tiền lệ pháp (án lệ); 2) Cho đến nay, chưa có hướng dẫn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về áp dụng tập quán trong giải quyết tranh chấp dân sự; chưa tập hợp, thừa nhận các tập quán được áp dụng để giải quyết tranh chấp dân sự (không phải tất cả các tập quán đều được áp dụng để giải quyết tranh chấp dân sự mà chỉ có các tập quán pháp - tập quán được Nhà nước thừa nhận có giá trị pháp lý trở thành những qui tắc xử sự chung và được Nhà nước đảm bảo thực hiện mới được áp dụng để giải quyết tranh chấp dân sự). Đến nay chỉ có Nghị định số 32/2004/NĐ-CP ngày 27/03/2004 của Chính phủ qui định áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đối với các dân tộc thiểu số ban hành kèm theo danh mục một số tập quán, phong tục lạc hậu nghiêm cấm vận dụng hoặc cần xóa bỏ; 3) Còn có tư tưởng né tránh áp dụng tập quán trong cơ quan có thẩm quyền và người có thẩm quyền áp dụng tập quán vì họ nhận thấy áp dụng tập quán giải quyết tranh chấp chưa có sự đồng thuận trong các cơ quan, tổ chức, cá nhân, làm ảnh hưởng đến kết quả giải quyết công việc của họ.

Hai là: Khoản 2 Điều 19 cho phép áp dụng qui định tại điều 12 (áp dụng tương tự pháp luật để giải quyết tranh chấp). Nguyên tắc áp dụng tương tự pháp luật chỉ thực hiện trong trường hợp chưa có hệ thống pháp luật đầy đủ và khi công tác xây dựng pháp luật không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn cuộc sống. Ở Việt Nam, trong 30 năm đổi mới, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã xây dựng được hệ thống pháp luật đầy đủ và thường xuyên được bổ sung, sửa đổi để hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước và xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật. Khoản 1 Điều 12 qui định áp dụng tương tự pháp luật để giải quyết tranh chấp dân sự là “kéo lùi” những tiến bộ của hệ thống pháp luật Việt Nam cũng như “kéo lùi” những tiến bộ trong áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp dân sự ở Việt Nam.

Ba là: Khoản 2 Điều 12 qui định: “Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật theo qui định tại Khoản 1 điều này thì áp dụng những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự qui định tại mục 1 của chương này và lẽ công bằng để giải quyết”. (Tôi hiểu ý Khoản 2 Điều 12 là trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật thì cho phép thẩm phán xử bằng niềm tin nội tâm). Thực tế hiện nay, có qui định của pháp luật, thẩm phán xử theo pháp luật mà còn “xử thế nào cũng được” (lời nguyên chánh án TAND tối cao Trịnh Hồng Dương). Nếu cho phép xử theo “niềm tin nội tâm”, tôi chắc chắn rằng không những không bảo vệ được quyền lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ công lý mà còn làm suy yếu đội ngũ thẩm phán làm công tác xét xử (xử theo niềm tin nội tâm rất dễ “lạm dụng”, tâm trong sáng thì xử đúng, xử tốt; tâm không trong sáng sẽ phát sinh tiêu cực, lạm quyền).

Nên giữ nguyên qui định về thời hiệu khởi kiện xin chia thừa kế như Bộ luật Dân sự hiện hành

Đa số các ý kiến cho rằng nên giữ nguyên qui định về thời hiệu khởi kiện xin chia thừa kế như Bộ luật Dân sự hiện hành (“Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế” Điều 645 bộ luật dân sự) vì mấy lý do sau:

Thứ nhất: Từ pháp lệnh thừa kế năm 1990 (văn bản qui phạm pháp luật đầu tiên của Việt Nam qui định về thừa kế) đến Bộ luật dân sự 1995 (Bộ luật dân sự đầu tiên), Bộ luật dân sự năm 2005 đều qui định thời hiệu khởi kiện xin chia thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. 25 năm thực hiện qui định về thời hiệu khởi kiện xin chia thừa kế không có vướng mắc gì. Thời hiệu khởi kiện xin chia thừa kế (10 năm) đã ghi sâu vào tâm thức mỗi người dân (người ta đều biết quá 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế mà không khởi kiện thì không còn quyền khởi kiện). Qui định thời hiệu khởi kiện xin chia thừa kế (10 năm) đã giúp cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết được những tồn tại, vướng mắc, khó khăn trong giải quyết các vụ án chia thừa kế.

Thứ hai: Nếu qui định thời hạn yêu cầu Tòa án giải quyết việc chia thừa kế là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản kể từ thời điểm mở thừa kế như dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) thì sẽ có hàng ngàn vụ án Tòa án đã giải quyết áp dụng thời hiệu 10 năm sẽ tiếp tục khởi kiện xin chia thừa kế, sẽ tạo ra sự hỗn loạn trong giải quyết tranh chấp thừa kế (Tôi thấy các nhà làm luật chỉ chú ý đến đảm bảo quyền của công dân theo qui định của Hiến pháp mà không khảo sát, đánh giá thực tế).

Vướng mắc nhất trong giải quyết chia thừa kế thời gian qua là các văn bản qui phạm pháp luật về thừa kế (trước kia và hiện hành) chưa có điều luật qui định về giải quyết hậu quả pháp lý của việc hết thời hiệu xin chia thừa kế. Vướng mắc này đã được dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) giải quyết: “Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó” và trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết phân thành hai trường hợp:

Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu hoặc được lợi một cách ngay tình, liên tục, công khai và phù hợp với pháp luật (tại Điều 177, 178 bộ luật này).

Di sản thuộc về Nhà nước nếu không có người khác chiếm hữu hoặc được lợi về di sản.

VP Hội Luật gia TP