HOẠT ĐỘNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Hà Nôi, xác định đường sắt đô thị sẽ nâng cao thị phần vận tải hành khách công cộng, giảm ùn tắc giao thông
Ngày đăng 04/02/2025 | 10:48  | Lượt xem: 41

Trên cơ sở Luật Thủ đô năm 2024, tiếp tục nghiên cứu các chính sách về việc huy động và cơ chế pháp lý đặc thù để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hệ thống đường sắt đô thị tại Ha Nội.

Thành uỷ Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 23/01/2025 về phát triển giao thông đường sắt đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo đó, Thành uỷ Hà Nội cho biết công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị ngày càng được quan tâm, hệ thống đường sắt đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội đã từng bước được hình thành, đã triển khai đầu tư một số tuyến đường sắt đô thi, trong đó có tuyến đường sắt Cát Linh, Hà Đông và đoạn trên cao của tuyến đường sắt Nhổn- ga Hà Nội đã được đưa vào khai thác phục vụ Nhân dân. Đến nay, nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của giao thông đường sắt đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình triển khai các dự án đường sắ đô thị còn chậm, gặp nhiều thách thức và khó khăn. Hàng lang pháp lý chưa hoàn thiện, tồn tại nhiều khoảng trống cũng như sự chồng chéo trong các quy định. Quy hoạch đường săts đô thị chưa gắn với quy hoach sử dụng đất, thiếu sự kết nôi với phát triển đô thị, phát triển liên vùng. Nguồn lực đầu tư phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vay ODA, dẫn đến bị ràng buộc về cơ chế, công nghệ. Mô hình tổ chức quản lý dự án còn bất cập, các dự án đầu tư xây dựng thường xuyên chậm tiến độ, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng kép dài dẫn đến đội vốn, lãng phí. Vướng mắc trong áp dụng hệ thông quy chuẩn, tiêu chuẩn. Chưa có cơ chế khuyến khích, phát triển ngành công nghệ đường sắt trong nước.

Để kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế, phát huy những kết quả đạt được, tạo sự chuyển biến trong công tác phát triển giao thông đường sắt đô thị trên địa bàn Thành phố, Ban Thường vụ Thành uỷ yêu cầu các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị- xã hội từ Thành phố đến cơ sở thống nhất nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị về vị trí, vai trò, tầm quan trọng, sự cần thiết trong phát triển giao thông đường sắt đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong đó xác định đường sắt đô thị sẽ nâng cao thị phần vận tải hành khách công cộng, giảm ùn tắc giao thông và sự phụ thuộc vào phương tiện cá nhân, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tai nạn giao thông góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố và vùng Thủ đô.

Phát triển giao thông đường sắt đô thị phải đảm bảo các tiêu chí, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện đại, đồng bộ, dần tiếp cận công nghệ tiên tiến của thế giới, đảm bảo thân với môi trường và sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm. Đẩy mạnh xã hội hoá, khuyến khích các doanh nghiệp đường sắt từng bước thu hẹp khoảng cách, tiến tới tự chủ về công nghệ sản xuất, chế tạo phương tiện, trang thiết bị và nguồn ngân lực phục vụ vận hành đường sắt đô thị.

Huy động mọi nguồn lực tối đa, đa dạng hoá phương thức đầu tư hệ thống đường sắt đô thị, trong đó nguồn lực trong nước là cơ bản, lâu dài, nguồn lực bên ngoài là quan trọng.

Tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quy, doanh nghiệp và người dân về vai trò, tầm quan trọng, sự cần thiết phát triển giao thông đường sắt đô thi.

Chủ động phối hợp với các bạn, bộ, ngành để rà soát, nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách đảm bảo đồng bộ, hiệu quả nhằm tháo gỡ các nút thắt, khơi thông các nguồn lực tham gia đầu tư phát triển giao thông đường sắt đô thị bằng nhiều phương thức và hình thức khác nhau.

Tiếp tục thu hút mạnh mẽ, sử dụng hiệu quả nguồn vốn của các chính phủ, tổ chức quốc tế, nguồn vốn ODA để nghiên cứu chuẩn bị đầu tư và đầu tư cho giao thông đường sắt đô thị. Rà soát và cập nhật điều chỉnh bổ sung quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị cùng với việc điều chỉnh các Quy hoach Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, Quy hoach chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo tính khả thi, đồng bộ, kết nối liên vùng để phát huy các lợi thế của các loại đường sắt đô thị trong phát triển và tái phát triển đô thị. Nghiên cứu, đề xuất áp dụng mô hình TOD (phát triển đô thị định hướng giao thông công cộng) trong quy hoạch để khai thác và sử dụng hiệu quả giá trị từ quỹ đất, không gian ngầm tại khu vực các nhà ga, khu vực depot. Phấn dấu trước năm 2035 hoàn thành xây dựng 14 tuyến đường sắt đô thị.

Trên cơ sở Luật Thủ đô năm 2024, tiếp tục nghiên cứu các chính sách về việc huy động và cơ chế pháp lý đặc thù để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hệ thống đường sắt đô thị tại Ha Nội.

Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, đa dạng hoá liên kết, hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực đường sắt đô thị để học tập, chia sẻ kinh nghiệm. Xây dựng chính sách khuyến khích, thu hút các tập đoàn, công ty quốc tế về sản xuất, cung cấp phương tiện, trang thiết bị đường sắt, thiết lập các cơ sở sản xuất đặt tại Việt Nam.

Mai Hoa