HOẠT ĐỘNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Chuyện anh Hà muốn học cao
Ngày đăng 30/08/2024 | 16:41  | Lượt xem: 67

Mấy hôm nay anh Hàm mời chú Toàn cán bộ phòng giáo dục huyện sang chơi. Thấy chú đến chơi anh Hàm liền nói:

- Chú ạ.

- Gì đó cháu?

- Cháu định mua bằng tốt nghiệp THPT, chú xem có ai giới thiệu cho cháu ạ.

- Cháu mua làm gì?

- Dạ, cháu cũng muốn học Đại học từ xa, để có bằng Đại học, cũng muốn là nay mai làm cán bộ phó ở xã, giờ đang cần chuẩn hoá đại học, lại còn có thêm lương nhà nước cao chút chú ạ.

- Không được đâu cháu

- Ôi chú, chú giới thiệu cho cháu, cháu mua về, đem sửa là ok chú ạ.

- Không được vi phạm đó

- Sao lại vi phạm, ai biết đâu chú.

- Theo Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT ban hành quy chế quản lý bằng tốt nghiệp THCS, bằng tốt nghiệp THPT, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm… Điều 25 quy định, văn bằng, chứng chỉ bị thu hồi, hủy bỏ trong các trường hợp: có hành vi gian lận trong tuyển sinh, học tập, thi cử, bảo vệ đồ án, khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án hoặc gian lận trong việc làm hồ sơ để được cấp văn bằng, chứng chỉ; cấp cho người không đủ điều kiện; do người không có thẩm quyền cấp; bị tẩy xóa, sửa chữa; để cho người khác sử dụng; do lỗi của cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ. Khi đó, cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ có trách nhiệm thu hồi, hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ…

Trong trường hợp cá nhân dùng bằng cấp 3 nếu được xác định là giả, để học, thi cử, cấp văn bằng sẽ bị xử lý bằng cách thu hồi bằng tốt nghiệp đại học và các bằng cấp cao hơn nếu có. Cụ thể, khoản 3, Điều 20, thông tư 08/2021/TT-BGDDT ngày 18/3/2021 của Bộ GD-ĐT quy định: "Người học sử dụng hồ sơ, văn bằng, chứng chỉ giả làm điều kiện trúng tuyển hoặc điều kiện tốt nghiệp sẽ bị buộc thôi học, văn bằng tốt nghiệp nếu đã được cấp sẽ bị thu hồi, hủy bỏ". Mặt khác, theo Nghị định 88/2022/NĐ-CP, tùy theo hành vi cụ thể mà người sử dụng bằng giả có thể bị phạt tiền từ 30-40 triệu đồng về hành vi gian lận để được cấp văn bằng, chứng chỉ hoặc bản sao văn bằng, chứng chỉ.

Ngoài ra, cơ quan chức năng có thể xem xét, xử lý cá nhân vi phạm về hành vi làm giả tài liệu, con dấu của cơ quan tổ chức. Theo khoản 4 Điều 13 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu, phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với một trong những hành vi: làm giả hồ sơ để làm thêm con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh Nhà nước; làm giả con dấu hoặc sử dụng con dấu giả; chiếm đoạt, mua bán trái phép con dấu; tiêu hủy trái phép con dấu. Nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, người thực hiện hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi năm 2017 quy định, người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30-100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm.

- Dạ thế ạ, thế cháu học xong bằng đã xong mới học ạ

- Ừ, cứ cố gắng cháu ạ.

Hồng Đạt