HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Tự giám định ADN có được coi là chứng cứ ?
Ngày đăng 20/01/2017 | 00:00  | Lượt xem: 1766

Tôi cưới vợ được khoàng 3 năm có một đứa con. Tôi nghi ngờ đứa trẻ không phải là con của tôi nên tôi đã tự giám định ADN.Kết quả cho thấy đó không phải là con tôi. 

Tôi cưới vợ được khoàng 3 năm có một đứa con. Tôi nghi ngờ đứa trẻ không phải là con của tôi nên tôi đã tự giám định ADN.Kết quả cho thấy đó không phải là con tôi. Vậy kết quả giám định ADN do tôi tự thực hiện được coi là chứng cứ tại Tòa án không ? Tôi có cần làm thủ tục  đề nghị thay đổi tôi không phải cha trong giấy khai sinh của đứa trẻ?

Trả lời:

 Tại Khoản 2 Điều 89, luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có quy định về việc xác định con như sau: . Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó không phải là con mình.” 

Tại khoản 3 Điều 2 Luật Giám định tư pháp năm 2012 quy định: “Người yêu cầu giám định là người có quyền tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận. Người có quyền tự mình yêu cầu giám định bao gồm đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc yêu cầu giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.”

Như vậy,  kết quả tự đi giám định ADN  của bạn là không phải là kết quả giám định theo đúng quy định về pháp luật tố tụng trên nên kết quả giám định sẽ không được xem là chứng cứ tại Tòa án. Bạn có thể gửi đơn yêu cầu Tòa án xác nhận lại quan hệ cha con và đề nghị Tòa án tiến hành thủ tục giám định ADN đề làm chứng cứ chứng minh bạn không phải là cha của đứa trẻ.

Trường hợp Tòa án ra quyết định công nhận bạn không phải là cha của đứa trẻ thì Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch theo quy định tại khoản 2 Điều 101 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 . Bạn không cần phải làm thủ tục đề nghị thay đổi trong giấy khai sinh của đứa trẻ.

“2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này.

Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”.

Thanh Tú