HÒA GIẢI CƠ SỞ

Chuyện anh Chuyên có lợn chết
Ngày đăng 26/08/2024 | 15:53  | Lượt xem: 126

Mấy hôm nay, anh Chuyên não nề buồn thiu, thế là vốn liếng làm ăn từ đầu năm đến giờ coi như công cốc. Anh gọi cho Tân là em trai đến bàn.

- Chú à, 10 con lợn anh đang định vứt ra ngoài sông, chứ giờ mà đi chôn cũng mất công, lại tốn kém chú à.

- Nhưng làm thế có ổn không anh.

- Ổn chứ chú, giờ làm thế nào hả chú?

- Thôi để em nghĩ, nhưng sợ vứt ra môi trường anh ạ.

Đang lúc đó, ông Tuân trưởng thôn biết chuyện gia đình anh Chuyên có lợn chết do dịch bệnh liền sang.

- Anh Chuyên này

- Dạ bác trưởng thôn

- Anh biết chú đang khó xử việc mấy con lợn chết đúng không?

- Dạ đúng ạ, bác có cách gì không, em đang định đem ra sông vứt đây ạ

- Rồi để tôi nói nhé.

- Dạ

-Vứt xác chết gia súc đã chết vì mắc bệnh xuống sông thì có thể bị xử phạt đến 6 triệu có đúng không?

Căn cứ điểm a khoản 6 Điều 5 Nghị định 90/2017/NĐ-CP và điểm a khoản 10 Điều 5 Nghị định 90/2017/NĐ-CP, được bổ sung bởi điểm b khoản 4 Điều 3 Nghị định 07/2022/NĐ-CP như sau:

6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Vận chuyển hoặc vứt gia súc, gia cầm mắc bệnh, chết và sản phẩm của chúng ra môi trường;

b) Buôn bán con giống mắc bệnh truyền nhiễm.

...

10. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật, xác động vật và sản phẩm của chúng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này;

Theo đó, thì hành vi vận chuyển hoặc vứt xác chết gia súc, gia cầm mắc bệnh, chết và sản phẩm của chúng ra môi trường sẽ bị phạt tiền 5-6 triệu đồng.

Như vậy, nếu người nào có hành vi vứt xác chết gia súc đã chết vì mắc bệnh xuống sông thì có thể bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

Bên cạnh đó, biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng là buộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật, xác động vật và sản phẩm của chúng.

Lưu ý: Đây là mức phạt đối với cá nhân, tổ chức có cùng hành vi vi phạm sẽ bị phạt gấp đôi.

Ngoài ra, do tính chất của hành vi vứt xác động vật chết ra môi trường còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan các mầm bệnh, gây ô nhiễm môi trường.

Do đó, nếu trong quá trình điều tra cơ quan chức năng sẽ xem xét nếu có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về môi trường được quy định tại Chương XIX Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017.

-Vậy làm cách nào hả bác

-Nếu không được vứt xác chết gia súc đã chết vì mắc bệnh xuống sông thì phải thực hiện theo cách nào?

Căn cứ Phụ lục 06 được ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có quy định về nguyên tắc khi tiêu hủy xác của động vật mắc bệnh như sau:

- Phải làm chết động vật bằng điện hoặc phương pháp khác (nếu có).

- Địa điểm tiêu hủy: Theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ưu tiên chọn địa điểm tiêu hủy tại khu vực chăn nuôi có động vật mắc bệnh hoặc địa điểm thích hợp khác gần khu vực có ổ dịch.

Về biện pháp tiêu hủy: Có thể chọn áp dụng giữa chôn lấp và đốt.

Về việc vận chuyển xác động vật, sản phẩm động vật đến địa điểm tiêu hủy:

- Trường hợp tiêu hủy ở ngoài khu vực có ổ dịch, xác động vật, sản phẩm động vật phải được cho vào bao, buộc chặt miệng bao và tập trung bao chứa vào một chỗ để phun khử trùng trước khi vận chuyển.

- Trường hợp động vật lớn không vừa bao chứa phải sử dụng tấm nilon hoặc vật liệu chống thấm khác để lót bên trong (đáy và xung quanh) thùng của phương tiện vận chuyển.

- Phương tiện vận chuyển xác động vật, sản phẩm động vật phải có sàn kín để không làm rơi vãi các chất thải trên đường đi.

- Phương tiện vận chuyển phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc theo hướng dẫn trước khi vận chuyển và sau khi bỏ bao chứa xuống địa điểm tiêu hủy hoặc dời khỏi khu vực tiêu hủy.

Như vậy, thay vì vứt xác chết gia súc đã chết vì mắc bệnh xuống sông sẽ bị phạt hành chính và có nguy cơ bị xử lý hình sự thì có thể áp dụng các biện pháp tiêu hủy: Có thể chọn áp dụng giữa chôn lấp và đốt.

- Dạ vâng ạ, em làm theo cách thứ hai, chứ nếu không vứt xác động vật thì nguy hiểm bác ạ

- Ừ chú, cứ làm theo quy định chú à.

Hồng Đạt