GÓC NHÌN
Tại Talkshow “Luật Thủ đô 2024: Hiện thực khát vọng vươn mình của Thủ đô” do Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức mới đây, các diễn giả đã trao đổi, phân tích về một số cơ chế, chính sách đặc thù trong Luật như mô hình TOD, quy hoạch, phát triển bền vững…
Tại Talkshow “Luật Thủ đô 2024: Hiện thực khát vọng vươn mình của Thủ đô” do Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức mới đây, các diễn giả đã trao đổi, phân tích về một số cơ chế, chính sách đặc thù trong Luật như mô hình TOD, quy hoạch, phát triển bền vững…
Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quy hoạch và Phát triển Đặng Huy Đông đánh giá, Luật Thủ đô 2024 tạo ra nhiều thuận lợi cho việc phát triển hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội.
Luật đã dành riêng Điều 31 để quy định về phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD), bao gồm các nội dung như quy hoạch hệ thống đường sắt đô thị và khu vực TOD, đầu tư phát triển đường sắt đô thị và các cơ chế thu phí giá trị thặng dư từ đất trong khu vực TOD.
Điều này giúp tạo ra một cơ sở pháp lý vững chắc cho các dự án đường sắt đô thị. Theo ông Đặng Huy Đông, quy định tại Điều 31 của Luật Thủ đô 2024 có điểm nhấn rất lớn làm thay đổi cả về chất và lượng trong phát triển đô thị Hà Nội trong thời gian tới.
“Chúng tôi đặt rất nhiều kỳ vọng đối với chính sách phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn trong Luật Thủ đô. Cơ chế này giao quyền cho thành phố Hà Nội được làm chủ, quyết định toàn bộ dự án đường sắt đô thị, giúp đẩy nhanh tiến độ. Luật Thủ đô được áp dụng, Hà Nội có thể hoàn thành được mục tiêu phát triển đường sắt đô thị đã đề ra”, ông Đặng Huy Đông bày tỏ.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quy hoạch và Phát triển cũng nhìn nhận, ở những nơi có giao thông công cộng đi qua mới có thể phát triển khu đô thị nén. Bất động sản từ các khu đô thị nén này sẽ được tăng giá trị sẽ tạo nguồn vốn để phát triển giao thông công cộng.
Nếu đô thị từ 3 triệu dân trở lên mà phát triển giao thông hỗn hợp sẽ dẫn đến ùn tẵc giao thông. Do vậy, cần hạn chế phương tiện cá nhân, đó là sự lựa chọn bắt buộc. Muốn làm được điều đó, người dân phải đồng thuận rất cao với chính quyền để bỏ phương tiện cá nhân. Tuy nhiên, để người dân ủng hộ, Nhà nước phải đáp ứng được nhu cầu đi lại cho người dân bằng phương tiện công cộng.
“Tôi đi đường sắt đô thị, từ Ga Cát Linh đến Ga Hà Đông chỉ mất hơn 10 phút, điều này chứng minh đường sắt đô thị trên cao rất tiện lợi. Tuy nhiên, cần có hệ thống giao thông công cộng đồng bộ. Các tầng giao thông công cộng là đường sắt đô thị, xe buýt, xe taxi và xe điện nhỏ sẽ đảm bảo phủ kín nhu cầu đi lại của người dân”, theo ông Đặng Huy Đông.
KTS Đào Ngọc Nghiêm – Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cũng cho rằng, thời gian tới, Hà Nội cần cụ thể hóa những vấn đề trong chính sách đặc thù đã được xác định trong Luật Thủ đô (sửa đổi) để tạo ra những đột phá, phát triển mạnh mẽ cho Thủ đô trong kỷ nguyên mới. Trong Luật Thủ đô có những vấn đề rất mới về quy hoạch, trước hết là phân cấp, phân quyền; thứ 2 là đưa ra những nhiệm vụ rất đột phá, thể hiện khát vọng vươn mình của Thủ đô.
Nhấn mạnh một trong các quy định đột phá của Luật Thủ đô là phát triển đô thị theo mô hình giao thông, ông Đào Ngọc Nghiêm cho rằng, thế nào là TOD, chúng ta cần tìm hiểu để thống nhất; bởi Việt Nam khác với các nước, và Hà Nội lại càng đặc biệt, bởi Hà Nội có quỹ di sản phong phú.
Trong Luật Thủ đô lần này giao cho UBND Thành phố chọn vị trí TOD. Đây là trách nhiệm lớn vì Hà Nội nhiều di tích lịch sử. Chọn ở đâu, làm thế nào để có dân đến, dân hưởng thụ là thách thức và trọng trách rất lớn...
Theo Điều 31 Luật Thủ đô, phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (mô hình TOD) là giải pháp quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang và phát triển đô thị, lấy điểm kết nối giao thông đường sắt đô thị hoặc điểm kết nối giao thông có sử dụng phương thức vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn khác làm điểm tập trung dân cư, kinh doanh dịch vụ thương mại, văn phòng trong khoảng cách đi bộ đến phương tiện giao thông công cộng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, công trình công cộng, sức khoẻ cộng đồng, giảm phương tiện giao thông cơ giới cá nhân, giảm phát thải gây ô nhiễm môi trường, kết hợp với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa.
Khu vực TOD là khu vực bao gồm nhà ga, đề-pô đường sắt đô thị, điểm đón, trả khách của các loại hình vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn khác và vùng phụ cận được xác định theo quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chi tiết có liên quan để xây dựng tuyến giao thông, đường sắt đô thị kết hợp cải tạo, chỉnh trang đô thị, đầu tư phát triển đô thị...
Bảo Khánh
thông báo
- Tài liệu Hội nghị triển khai công tác tư pháp trên địa bàn Thành phố năm 2025
- Thành phố Hà Nội tiếp tục hỗ trợ mức phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID đến hết ngày 30/6/2025
- Kế hoạch Phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2025
trao đổi kinh nghiệm
- Cảnh báo sự cố cháy nổ từ các thiết bị điện gia dụng trong thời điểm cận Tết Nguyên đán 2025
- Cẩn trọng với tình trạng lừa đảo mua vé máy bay Tết để chiếm đoạt tài sản
- Cẩn thận với các chiêu trò livestream, xé "túi mù" quay thưởng
- Các chứng chỉ được miễn thi môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT 2025