Infographic tuyên truyền pháp luật qua thiết bị điện tử
Tết nguyên đán đang cận kề, sắm đồ tết trở thành là điều khiến các chị em phụ nữ đau đầu tính toán cân đo. Bằng những kinh nghiệm sắm tết tiết kiệm và hợp lý dưới đây thì bạn sẽ không phải lo việc mua sắm quá đà, hay cháy túi mà vẫn có một cái tết nhiều niềm vui, trọn vẹn và đủ đầy.kinh nghiệm mua sắm ngày tết
1.Tạo cho mình một danh sách những đồ cần mua chi thật chi tiết.
Năm mới đến tất cả các hàng hóa được bày bán rất đa dạng và phong phú, bắt mắt nên để có thể kìm lòng trước những món đồ mê hồn đó thì chị em cần lập cho mình một danh sách những mặt hàng cụ thể cần mua sắm cho dịp tết, danh sách bao gồm tên mặt hàng, số lượng cần mua, ước tính giá tiền từng sản phẩm. Những thứ cần mua này thì bạn nên sắp xếp theo thứ tự giảm dần, đó là thứ quan trọng nhất sẽ ưu tiên lên hàng đầu, cứ thế giảm dần.
Khi bạn lập cho mình một danh sách như vậy bạn sẽ kiểm soát được số tiền mình tiêu và số sản phẩm mình đã và chưa mua được, lúc đi mua bạn cũng sẽ không bị rối, bị quên mua thừa hay mua thiếu đồ dùng nào đó.
2. Sắm các mặt hàng thiết yếu ngay từ sớm.
Tết đến cũng là lúc mà nhiều mặt hàng sẽ đồng loạt tăng giá thành sản phẩm , do vậy bạn nên xác định trước cho mình những mặt hàng có thể sự trữ được lâu dài thì nên mua trước nhằm giúp tiết kiệm một khoản tiền khá lớn. Và tết thì rất đông nên bạn cũng sẽ đỡ tốn công sức chen lấn xô đẩy để mua hàng.
Những mặt hàng khô là thứ mà bạn có thể dự trữ được lâu dài như bánh kẹo, đồ uống nên tranh thủ những ngày cuối tuần thì bạn nên đi sắm trước tết và nhớ nhìn kĩ hạn sử dụng của từng sản phẩm.
3.Tiết kiệm đồ dùng cũ
Khi đã lập cho mình những danh sách cụ thể rồi thì bạn hãy kiểm tra lại trong nhà mình có thể tận dụng được thứ gì thì hãy giữ lại nhé, vừa dọn nhà sạch sẽ vừa tiết kiệm được một khoản khá khá. Ví dụ như những đồ dùng trang trí đèn nháy, đèn lồng… mà vẫn còn sử dụng tốt thì bạn nên giữ lại. Bạn nào khéo tay thì có thể làm đồ handmade thì sẽ rất sáng tạo và thành phẩm của riêng mình bao giờ cũng ý nghĩa hơn.
4. - Không nên cầm theo thẻ tín dụng.
Bởi vì sao ư, đó là khi mà bạn cầm theo một số tiền lớn trong thẻ, đi mua sắm bạn sẽ mua với tâm lí là vẫn còn tiền trong thẻ, chỉ mua thêm một chút thôi, và khi đó thì bạn sẽ phá vớ cả danh sách những đồ cần mua ban đầu. Cách tốt nhất là khi có một kế hoạch cụ thể rồi, bạn hãy cầm một số tiền mặt nhất định và chi tiêu vào những khoản đã đề ra.
Nếu số tiền cao hơn dự tính của bạn thì bạn hãy đi tham khảo một số nơi khác như trong chợ hay một vài siêu thị khác. Và hãy mua sao cho phù hợp nhất có thể.
5. “Mua - vừa - đủ - dùng”
Trước đây, rất nhiều gia đình thường có thói quen mua sắm và tích trữ thực phẩm để dùng trong những ngày Tết. Tuy nhiên, hiện nay các cửa hàng và chợ thường mở từ mùng 2 Tết để phục vụ nhu cầu của khách hàng, nên việc tích trữ đồ là không cần thiết.
Bên cạnh đó, để tránh tủ lạnh phải tích trữ nhiều đồ cũng như đồ ăn tươi sống bị giảm chất lượng và giá trị dinh dưỡng, các gia đình chỉ cần ước tính lượng đồ cần mua trong 1 - 2 ngày nghỉ và sau đó có thể ra cửa hàng mua bổ sung.
6. Món ăn nhà làm vừa đảm bảo vệ sinh mà còn tiết kiệm chi phí
Các gia đình hoàn toàn có thể dành thời gian để tự tay làm món ngon ngày Tết tại nhà. Điều này không chỉ đảm bảo được chi phí và vệ sinh, mà còn tạo thêm những khoảnh khắc cả gia đình quây quần chuẩn bị cho ngày Tết. Và trong những giây phút quây quần bên người thân, cùng canh nồi bánh chưng.
Để tiết kiệm, nhiều người chuẩn bị đồ ăn dự trữ thay vì mua ngoài. Mặc dù trên thị trường luôn bày bán sắn rất nhiều các món ăn truyền thống trong dịp Tết như mứt, bánh, củ kiệu, dưa hành muối chua, bánh chưng, bánh tét… nhưng để tiết kiệm chi phí, nhiều người đã tự chuẩn bị những món ăn này cho gia đình.
Việc chuẩn bị thực phẩm dịp Tết, không dùng đồ mua sẵn vừa là dịp cho chị em đảm đang trổ tài nội trợ vừa có thể đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và tiết kiệm một khoản đáng kể.
7. Mua sắm thông minh
Là một người tiêu dùng thông minh, các bà nội trợ nên ưu tiên những thứ quan trọng hơn cả, loại bỏ bớt những mặt hàng ít cần thiết hơn.
Thông thường, bảng danh sách những thứ cần mua trong dịp Tết sẽ gồm rất nhiều mặt hàng như bán kẹo, đồ trang trí, thực phẩm tươi và khô, đồ gia dụng, quần áo…
Vì thế, trước tiên, người mua cần liệt kê những thứ cần mua theo độ quan trọng và tính cần thiết giảm dần. Cần phải ưu tiên những thứ thiết yếu lên hàng đầu trong danh sách cần mua. Sau đó, phải dự tính khoản chi tiêu cho từng món đồ và cân đối lại với túi tiền của mình.
Khi đi mua, các mặt hàng có thể cao giá hơn nhiều so với dự chi của mình. Vì vậy, hãy chú trọng mua sắm những mặt hàng ưu tiên và giảm bớt đi những món đồ ít quan trọng hơn.
Tuy nhiên, để tiết kiệm chi tiêu ngày tết, các bà nội trợ có thể chia những khoản cần chi tiêu trong Tết thành năm loại cụ thể để dễ dàng quản lý, đó là: chi phí mua sắm thực phẩm, rượu bia, bánh kẹo, hoa quả; chi phí trang trí nhà cửa (như mua cây đào, quất…); chi phí mua quần áo mới, đồ đạc mới; tiền lì xì; khoản quà biếu người thân hai bên nội ngoại.
Với những cách chi tiêu tiết kiệm trong ngày tết mà vẫn đảm bảo đầy đủ những thứ cần thiết trên, các gia đinh sẽ có một dịp Tết vui vẻ, an toàn và ý nghĩa nhất.
D.Hà
thông báo
- Thành phố Hà Nội tiếp tục hỗ trợ mức phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID đến hết ngày 30/6/2025
- Kế hoạch Phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2025
- Kế hoạch công tác tư pháp trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025