HÒA GIẢI CƠ SỞ
Mấy hôm nay, chị Lan chuẩn bị làm cây vụ Đông, chiều nay chị Lan sang nhà chị Nhàn chơi. Ngồi uống nước, chị Lan liền nói:
Chị à chẳng nuôi bò đỏ nữa, lợn và gà tôi đang bảo vụ này gặt xong đốt rơm rạ ngay ngoài đồng, có thêm phần tro cho trồng cây lạc vụ Đông chị à.
- Ừ chị nghĩ cũng phải đem về chật nhà ra, có nấu nướng như ngày xưa đâu, hay cho con lợn, con gà, con bò ủ ấm, làm thức ăn cho nó
- Đúng chị ạ, chứ giờ nấu toàn bằng Gas và Điện.
Cũng chuẩn bị đi tuyên truyền về cung cấp giống ngô, khoai lang, khoai tây, bà Yến là Trưởng thôn nghe thấy liền xen vào
- Đốt rơm rạ không ổn đâu
- Có gì không ổn chị Trưởng thôn
- Việc đốt rơm rạ sẽ thải các khí CO, CO2, NO2, SO2, H2O, và hàng trăm hợp chất khác có hại cho sức khỏe con người, làm tăng lượng khí thải vào bầu khí quyển, gây ảnh hưởng không nhỏ đến lưới điện.
Đốt rơm rạ cũng làm cho đất bị chai cằn, làm giảm tầm nhìn với người lưu thông trên đường.
Từ ngày 25/8/2022, Nghị định số 45/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có hiệu lực.
Khi đó, cá nhân có hành vi đốt rơm rạ, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của người dân sẽ bị xử phạt nặng. Cụ thể, tại Khoản 1 Điều 41 của Nghị định quy định: phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đốt ngoài trời phụ phẩm từ cây trồng cạnh khu vực dân cư, sân bay, các tuyến giao thông chính.
- Thế à chị, em xin nghe, em sẽ cho cô Tám làm thức ăn hoặc em sẽ dùng chế phẩm biến rơm rạ thành phân chị ạ
- Ừ cố gắng làm nhé.
Hồng Đạt
thông báo
- Kế hoạch Tuyên truyền, phổ biến và tập huấn Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành
- “Công dân Thủ đô số” – iHanoi: Kênh tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa công dân, doanh nghiệp với Chính quyền Thủ đô các cấp
- Tài liệu sơ kết 6 tháng đầu năm và định hướng nhiệm vụ trọng tâm công tác phổ biến giáo dục pháp luật 6 tháng cuối năm 2024