HÒA GIẢI CƠ SỞ

Anh Lanh muốn lấy vợ
Ngày đăng 17/12/2024 | 00:11  | Lượt xem: 32

Mấy tháng nay, cứ mỗi lần anh Lanh về quê là gia đình bà Thuỵ lại cãi nhau, nghe nói gia đình bà Loan phản đối việc anh Lanh lấy vợ thì phải. Là hàng xóm, lại là Tổ trưởng tổ hòa giải thôn, chiều nay bà Hoà đến xem thế nào mà gia đình cãi nhau. Vừa ngồi uống nước, nói chuyện vài câu, bà Thuỵ đã phân trần với bà Hoà.

- Chị ạ, chị xem có gì giúp em, em lo lắm bà ạ.

- Có gì mà lần nào về mấy tháng nay, tôi cũng thấy gia đình bà cãi nhau, có gì cũng có cách giải quyết mà.

- Dạ, là thế này, thằng cháu Lanh nhà em nó đòi lấy vợ, nhưng em nhất quyết không đồng ý ạ.

- Sao, người yêu nó làm sao à.

- Nó không sao, xinh xắn, ngoan hiền, nhưng nó lại hơn thằng Lanh nhà tôi bằng cấp, một cái đầu, tôi sợ nay mai lấy về nó sẽ coi thằng Lanh không ra gì, tôi lo lắm bà ạ. Ai đời, suốt đời lép vế với vợ thì có mà...

- Rồi, bà gọi cháu ra đây, tôi hỏi cháu thế nào đã.

- Nam đâu rồi, ra bác Hoà hỏi con chuyện này.

- Dạ, cháu chào bác, bác đến đúc lúc quá, bố mẹ cháu cổ hủ quá ạ.

- Ừ, cổ hủ hay không thì cháu cứ nói với bác xem là sao.

Dạ, cháu và người yêu cháu làm ở hai công ty khác nhau, cháu thì làm công nhân, vợ cháu thì làm văn phòng. Cháu thì bác biết là chỉ tốt nghiệp phổ thông, vợ cháu thì đã qua đại học. Chúng cháu quen nhau, đồng cảm và yêu nhau, chưa bao giờ cô ấy so sánh chuyện bằng cấp, công việc. Lúc đầu yêu cháu cũng có ngại về này nọ, nhưng cô ấy không bao giờ để khoảng cách đấy xảy ra. Giờ thì cháu luôn tự tin đi bên cô ấy. Cô ấy giục cháu xem chuyện cưới hỏi thế nào. Thế mà, khi cháu đặt vấn đề, bố mẹ cháu, gia đình nhất quyết không đồng ý. Thế bác giúp cháu ạ.

-À, hóa ra là chuyện đó, ngồi xuống tôi giải thích cho cả nhà nhé.

Lâu nay người ta vẫn nghĩ đàn ông là trụ cột trong gia đình nên lúc nào cũng phải được ăn học, có vị thế, có trình độ hơn phụ nữ ở ngoài xã hội. Đây cũng là hệ quả của một hệ tư tưởng phong kiến xưa cũ còn để lại trong xã hội chúng ta. Trong thời hiện đại, nhất là từ khi Luật Bình đẳng giới đi vào cuộc sống, phụ nữ có nhiều cơ hội để học tập, phấn đấu và có vị trí trong xã hội không kém nam giới. Tuy nhiên, trong khi phụ nữ tìm cách để khẳng định mình, tiến đến bình đẳng giới nhiều hơn thì một bộ phận nam giới vẫn không chịu chấp nhận điều đó. Họ vẫn xem vai trò trụ cột của đàn ông trong gia đình là bất di bất dịch, và người phụ nữ dù có tiến bộ, học vấn cao ngoài xã hội thì về trong gia đình vẫn đứng dưới quyền của đàn ông. Chính vì quan niệm trên khiến nhiều người cho rằng, phụ nữ có học vấn hoặc vị thế xã hội cao hơn chồng có thể đe dọa sự ổn định và hạnh phúc gia đình. Sâu xa hơn, học vấn cao hơn hoặc vị thế xã hội cao hơn của người phụ nữ đe dọa vị trí tối cao của người đàn ông trong gia đình. Chính sự bảo thủ, gia trưởng ấy là nguyên nhân gây nên những bất hạnh trong hôn nhân, dẫn đến tỷ lệ ly hôn cao.

 

Đúng là thực tế cũng có những cuộc hôn nhân mà người vợ học vấn cao hơn chồng không hạnh phúc bằng hôn nhân mà người chồng có học vấn cao hơn người vợ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là tất cả các cuộc hôn nhân mà vợ học cao hơn chồng đều khó hoặc không hạnh phúc. Hôn nhân “vợ cao chồng thấp” có thể khắc phục bằng việc người chồng tiến lên cùng vợ. Cháu và người yêu bước vào hôn nhân với xuất phát điểm vợ học cao hơn chồng. Nhưng nếu trong quá trình chung sống, cháu không đứng mãi ở xuất phát điểm đó mà có nỗ lực học hỏi vươn lên. Là một công nhân, cháu có thể học trau dồi tay nghề của mình để trở thành thợ giỏi, học thêm kiến thức chuyên môn, văn hóa để có cơ hội thành công hơn. Cháu hãy tưởng tượng, vợ chồng đang cùng ở trên một “con đường” hôn nhân. Trong khi người vợ đang cố gắng nỗ lực để chạy lên phía trước thì người chồng luôn đứng lại, thậm chí là đi “giật lùi” thì cả hai sẽ không bao giờ cùng nhau đến đích hạnh phúc phía trước. Nhưng nếu người vợ đang chạy phía trước vẫn biết rằng chồng đang chạy phía sau mình, cô ấy sẽ biết cách để cả hai cùng nhau về đích. Vì thế bản thân cháu và gia đình cháu phải nghĩ thoáng gia, cùng vun đắp hạnh phúc cho hai cháu, đừng nghĩ chuyện kia là lớn quá, làm ảnh hưởng đến hạnh phúc của các cháu.

- Bà Hiểu ạ, bà giải thích thế em mới nghe ra, đúng là phải luôn hướng tới phía trước, thế thì tháng sau em sẽ cho các cháu tổ chức ạ.

- Vâng, cháu cám ơn bác, cháu cũng có phân vân, nhưng khi nghe bác giải thích như vậy, cháu thấy mừng lắm ạ, hiểu ra thêm nhiều điều ạ.

- Ừ, cả gia đình hiểu là tôi mừng rồi, còn cuộc sống mà vợ chồng thì cả hai đều vun đắp thì mới hạnh phúc. Nhớ cưới mời tôi nhé bà Thuỵ .

- Dạ, bác mà em không mời, thì em mời ai nữa ạ.

Hồng Đạt