GÓC NHÌN
Bộ Tư pháp vừa tổ chức phiên họp thẩm định dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), do Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo.
Bộ Tư pháp vừa tổ chức phiên họp thẩm định dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), do Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo.
Sau gần 10 năm thực hiện, Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung về mối quan hệ giữa Chính phủ với các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, tư pháp; việc phân công, phối hợp thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn và sự chỉ đạo của Chính phủ; phân cấp giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với các Bộ, ngành, địa phương…
Vì vậy, Bộ Nội vụ cho rằng, trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tổng kết đánh giá 40 năm đổi mới và các định hướng lớn trong dự thảo Văn kiện Đại hội lần thứ XIV của Đảng, với các mục tiêu, định hướng phát triển trong Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của đất nước; việc nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ là cần thiết.
Việc sửa đổi này sẽ hoàn thiện các quy định về nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Chính phủ; nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ. Từ đó tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; thúc đẩy Chính phủ kiến tạo theo yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Dự thảo Luật gồm 5 chương, 31 điều, giảm 2 chương, 19 điều và có 3 mục mới, quy định những nội dung cơ bản, quan trọng có tính nguyên tắc để bảo đảm tính ổn định lâu dài, hạn chế việc phải sửa đổi, bổ sung.
Trong đó, về cơ cấu tổ chức, Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội quyết định...
Dự thảo Luật đã hoàn thiện các quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong mối quan hệ với các cơ quan Nhà nước ở trung ương (Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam).
Trong đó, xác định rõ Chính phủ có trách nhiệm trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định các nội dung theo quy định của Hiến pháp và những những vấn đề cơ bản, quan trọng thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định tại Luật Tổ chức Quốc hội.
Đồng thời, Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan thực hiện quyền tư pháp theo nhiệm vụ, quyền hạn tại Luật Tổ chức Tòa án nhân dân và Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân và các luật liên quan.
Để tăng cường kiểm soát của Chính phủ với nền hành chính quốc gia và việc thực hiện quyền lập pháp, dự thảo Luật bổ sung một số nhiệm vụ của Chính phủ như: Báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đình chỉ việc thi hành luật, pháp luật, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong trường hợp cần thiết; bảo lưu ý kiến đối với các vấn đề còn ý kiến khác nhau trong các kết luận giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Tại phiên họp, TS Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, Hiến pháp 2013 đã quy định chung về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ theo hai chức năng chính là cơ quan thực hiện quyền hành pháp và cơ quan hành chính nhà nước cao nhất.
Vì vậy, dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ phải làm rõ, với vai trò là cơ quan thực hiện quyền hành pháp thì nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ đến đâu; với vai trò cơ quan hành chính nhà nước cao nhất thì nhiệm vụ, quyền hạn đến đâu.
Nếu không làm rõ được nội dung này sẽ khó đẩy mạnh được phân cấp, phân quyền, uỷ quyền giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ (với tư cách vừa là thành viên Chính phủ, vừa là người đứng đầu một cơ quan) và giữa Chính phủ với chính quyền địa phương.
Bên cạnh đó, cần làm rõ nguyên tắc phân cấp, phân quyền, uỷ quyền dưới góc độ của Chính phủ; xác định rõ nội dung nào có thể phân cấp, phân quyền, uỷ quyền; trách nhiệm của cơ quan cấp trên với cơ quan phân cấp như thế nào. Ngoài ra, cần nghiên cứu đẩy mạnh việc kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp theo quy định tại Hiến pháp 2013...
Phát biểu kết luận phiên họp, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đánh giá việc sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ là cần thiết; tuy nhiên cơ quan chủ trì soạn thảo cần tiếp tục rà soát nội dung dự thảo Luật để thể chế hoá đầy đủ 3 chính sách đã được thông qua.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo đảm bảo cơ sở pháp lý của việc phân cấp, phân quyền, uỷ quyền. Trong đó quy định rõ khái niệm; trách nhiệm chủ thể giao, nhận phân cấp, phân quyền, uỷ quyền; phạm vi, hình thức văn bản khi thực hiện phân cấp, phân quyền, uỷ quyền….
Mai Chi
thông báo
- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô và các văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô đã được ban hành
- Truyền thông, phổ biến các Luật, Nghị quyết được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8; Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành; tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật dịp Tết Ất Tỵ 2025 và một số vấn đề dư luận quan tâm
- Tài liệu Hội nghị triển khai công tác tư pháp trên địa bàn Thành phố năm 2025
trao đổi kinh nghiệm
- Khuyến cáo đảm bảo an toàn PCCC khi cúng lễ, thắp hương, đốt vàng mã trong dịp Tết Nguyên đán 2025
- Cảnh báo lừa đảo khi đặt phòng khách sạn dịp nghỉ Tết Nguyên đán
- 3 phương thức tuyển sinh vào lớp 10 THP
- Cảnh báo sự cố cháy nổ từ các thiết bị điện gia dụng trong thời điểm cận Tết Nguyên đán 2025