Giải đáp pháp luật về phòng, chống dịch bệnh COVID-19

Phân loại, xử lý rác khi điều trị người nhiễm COVID-19 tại nhà trên địa bàn Hà Nội
Ngày đăng 13/01/2022 | 18:28  | Lượt xem: 497

Tôi ở quận nội thành Hà Nội. Tôi mới test bằng xét nghiệm RT-PCR và được thông báo mình nhiễm bệnh COVID-19. Tôi có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ: như sốt 37,5, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi.

Tôi đã liên hệ với Trạm y tế lưu động nơi tôi cư trú và được cơ quan có thẩm quyền thông báo tôi thuộc trường hợp điều trị tại nhà. Tôi muốn hỏi, khi tôi điều trị tại nhà thì việc phân loại, xử lý rác thải như thế nào?

Trả lời:

Khi bạn mắc COVID-19, điều trị tại nhà bạn cần thực hiện nghiêm đối với quy định yêu cầu với người thực hiện cách ly y tế tại nhà (F0) tại mục 2.2 Hướng dẫn tạm thời về quản lý người nhiễm COVID-19 về quản lý người nhiễm COVID-19 (F0) tại nhà phòng, chống dịch COVID-10 ban hành kèm theo Phương án  số 276/PA-UBND ngày 02/12/2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố của UBND Thành phố Hà Nội

2.2. Yêu cầu với người thực hiện cách ly y tế tại nhà (F0)

- Chấp hành nghiêm các quy định về thời gian cách ly y tế tại nhà; có cam kết với chính quyền địa phương theo mẫu tại Phụ lục 2;

- Không ra khỏi phòng cách ly trong suốt thời gian cách ly, không tiếp xúc với người trong gia đình cũng như những người khác. Không tiếp xúc với động vật nuôi;

- Luôn thực hiện Thông điệp 5K và các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định;

- Cài đặt, bật và khai báo y tế hàng ngày trên ứng dụng Vietnam Health Declaration (VHD) hoặc Bluezone trong suốt thời gian thực hiện cách ly; cài đặt ứng dụng trên sổ sức khỏe điện tử (SSKDT); đăng nhập thông qua số điện thoại và mã OTP (hệ thống trả qua tin nhắn);

- Tự đo thân nhiệt, theo dõi sức khỏe và cập nhật hàng ngày trên ứng dụng Vietnam Health Declaration (VHD) hoặc Bluezone. Trường hợp không có điện thoại thông minh thì phải thông báo cho cán bộ y tế hàng ngày qua số điện thoại được cung cấp. Đặc biệt khi có biểu hiện nghi ngờ như ho, sốt, đau rát họng, khó thở thì phải cập nhật ngay trên ứng dụng Vietnam Health Declaration (VHD) hoặc Bluezone và báo ngay cho cán bộ y tế. Trường hợp không thể tự đo thân nhiệt thì cán bộ y tế hoặc người chăm sóc, hỗ trợ (nếu có) sẽ đo cho người cách ly; người dân sau khi có vấn đề về sức khỏe có thể tìm bác sĩ để tư vấn quan tiện ích call/ video call/ chat trên sổ sức khỏe điện tử

- Không dùng chung các đồ dùng, vật dụng cá nhân như chén, đũa, muỗng, ly, bàn chải đánh răng, khăn mặt với người trong cùng gia đình;

- Tự thực hiện các biện pháp vệ sinh khử khuẩn nơi ở hàng ngày và phân loại chất thải theo hướng dẫn tại Phụ lục 4;

- Sau khi hết thời gian cách ly, phải thực hiện tiếp việc tự theo dõi sức khỏe tại nhà theo quy định;

- Phải được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 ít nhất 03 lần vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 và ngày thứ 14 kể từ khi bắt đầu cách ly.

- Tuyệt đối không đi ra khỏi nhà trong suốt thời gian cách ly y tế tại nhà.

 

Phụ lục 4

VỆ SINH KHỬ KHUẨN, QUẢN LÝ CHẤT THẢI

1. Vệ sinh khử khuẩn môi trường

- Thực hiện vệ sinh môi trường, khử khuẩn tối thiểu 2 lần/ngày tại các vị trí: Sàn nhà, sàn khu vệ sinh và bề mặt thường xuyên tiếp xúc như bàn, ghế, thành giường, tủ quần áo, tủ lạnh, tay nắm cửa, bồn cầu, lavabo, vòi nước,...

- Phải làm sạch bề mặt, đồ dùng, vật dụng trước khi tiến hành khử khuẩn. Người chăm sóc trẻ phải được hướng dẫn thực hiện và đeo khẩu trang, găng tay khi thực hiện làm sạch, khử khuẩn bề mặt môi trường.

- Dung dịch làm sạch và khử trùng bằng chất tẩy rửa thông thường và cồn 70 độ. Thường xuyên sử dụng cồn 70 độ để lau các bề mặt các thiết bị điện, điện tử như công tắc đèn, điều khiển ti vi, điện thoại,... Trước khi lau phải tắt nguồn điện.

2. Khử khuẩn quần áo, đã dùng của người cách ly

- Giặt riêng quần áo của người cách ly. Tốt nhất giặt ngay trong phòng cách ly và phơi khô tự nhiên hoặc sấy

- Trước khi giặt, phải ngâm đồ vải với xà phòng giặt trong tối thiểu 20 phút.

3. Quản lý chất thải từ phòng cách ly

- Phân loại: chất thải là khẩu trang, khăn, giấy lau mũi miệng phát sinh từ phòng cách ly tại nhà, nơi lưu trú phải được bỏ vào túi đựng chất thải, sau đó xịt cồn 70 độ để khử trùng và buộc chặt miệng túi, tiếp tục bỏ vào thùng đựng chất thải lây nhiễm có lót túi, có nắp đậy kín, có biểu tượng cảnh báo chất thải có chứa chất gây bệnh đặt ở trong phòng cách ly. Bên ngoài túi, thùng có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”.

- Thu gom: trước khi thu gom, túi đựng chất thải phải buộc kín miệng túi và tiếp tục bỏ vào túi đựng chất thải lây nhiễm thứ 2, buộc kín miệng túi, sau đó bỏ vào thùng thu gom chất thải lây nhiễm. Thùng thu gom chất thải lây nhiễm phải có thành cứng, có nắp đậy kín, có bánh xe đẩy, bên ngoài thùng có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”. Các chất thải khác thực hiện thu gom và xử lý theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Các thùng đựng chất thải phải được thu gom riêng. Trong quá trình thu gom, thùng đựng chất thải phải đậy nắp kín, đảm bảo không bị rơi, rò rỉ chất thải ra ngoài. Trường hợp người cách ly xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 hoặc có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-COV-2 thì tất cả chất thải tại phòng cách ly của người này phải được thu gom và xử lý như chất thải lây nhiễm. Sau đó phải thực hiện khử trùng và xử lý môi trường theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Vận chuyển, xử lý chất thải: UBND cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương để quy định tần suất thu gom, người chịu trách nhiệm thu gom, phương tiện vận chuyển, biện pháp xử lý chất thải của người cách ly bảo đảm yêu cầu.

Tại mục 2 phần IV nội dung Phương án số 01/PA-UBND ngày 6/01/2022 về phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải lây nhiệm phát sinh tại điểm cách ly, quản lý, theo dõi, khám và điều trị tại nhà đối với người nhiễm COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội quy định như sau:

“ Tại nhà/phòng có trường hợp mắc COVID-19 (F0)

Phân loại chất thải: tất cả các loại chất thải phát sinh của nhà bệnh nhân COVID-19 phải được coi là chất thải lây nhiễm.

Thu gom chất thải: Rác thải được thu gom vào túi đựng chất thải lây nhiễm màu vàng, buộc chặt miệng túi và tiếp tục bỏ vào túi đựng chất thải lây nhiễm màu vàng thứ 2, buộc kín miệng túi. Các túi màu vàng đều phải dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”.

Vn chuyển chất thải:

- Vận chuyển chất thải từ nhà có người mắc F0

+ Đơn vị thực hiện: Đơn vị duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn phối hợp với tổ covid cộng đồng được thành lập tại các xã, phường, thị trấn

+ Phương tiện vận chuyển: phương tiện cơ động (thùng 240 lít, thùng 660 lít, xe gắn máy, xe chuyên dụng,...) đảm bảo không bị rơi, rò rỉ chất thải ra ngoài.

Điểm tiếp nhận: điểm lưu giữ chất thải lây nhiễm (có sẵn) tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn hoặc các Trạm Y tế lưu động, các khu lưu giữ tạm thời chất thải lây nhiễm do địa phương bố trí trên địa bàn

- Vận chuyển chất thải từ các điểm lưu giữ tạm thời:

Thực hiện vận chuyển thùng đựng chất thải từ các trạm y tế xã, phường, thị trấn, Trạm Y tế lưu động, các khu lưu giữ tạm thời chất thải lây nhiễm do địa phương bố trí đến cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung hoặc cơ sở xử lý chất thải nguy hại có chức năng xử lý chất thải y tế gần nhất bằng xe chuyên dụng đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép để xử lý. Thùng đựng chất thải phải có thành cứng chịu được va đập, bên ngoài thùng có dán nhãn “CHT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-COV-2”. Trong quá trình vận chuyển, thùng đựng chất thải phải đậy nắp kín, đảm bảo không bị rơi, rò rỉ chất thải ra ngoài. Tùy vào điều kiện cụ thể của địa phương (khối lượng chất thải, mức độ đáp ứng của hạ tầng lưu giữ trạm y tế xã, phường, thị trấn, bố trí nhân lực thực hiện) để quy định tần suất thu gom phù hợp đảm bảtheo quy định.

- Các thùng đựng, phương tiện vận chuyển chất thải lây nhiễm phải được khử khuẩn bằng dung dịch khử trùng có chứa 0,5% Clo hoạt tính ngay sau khi sử dụng.

- Người trực tiếp tham gia thu gom, vận chuyển phải đeo khẩu trang y tế và mặc đồ bảo hộ y tế trong quá trình thu gom, vận chuyển; rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn.

Xử lý chất thải:

Chất thải lây nhiễm thu gom được xử lý bằng phương pháp thiêu hủy hoặc phương pháp hấp,... đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép (ưu tiên lựa chọn phương pháp thiêu hủy để xử lý triệt để chất thải lây nhiễm, hạn chế diện tích phải chôn lấp). Ưu tiên xử lý chất thải y tế tại các cơ sở xử lý chất thải y tế tại địa phương để đảm bảo khoảng cách thu gom ngắn nhất từ nơi phát sinh đến cơ sở xử lý.

Các đơn vị đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép xử lý chất thải lây nhiễm có địa điểm xử lý trên địa bàn Thành phố Hà Nội với mã CTNH: 13 01 01 gồm: Công ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp Bắc Sơn (tên cũ là Công ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp 10 - URENCO 10); Công ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp 13 - URENCO 13.

Ngoài ra còn có các cơ sở xử lý chất thải đã được cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại có chức năng xử lý chất thải y tế (gửi kèm danh sách các cơ sở theo văn bản số 2743/BTNMT-TCMT ngày 21/5/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

Như vậy, bạn có trách nhiễm thực hiện vệ sinh, khử khuẩn theo quy định tại Phụ lục 4 Phương án  số 276/PA-UBND ngày 02/12/2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố như nêu ở trên. Đơn vị duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn phối hợp với tổ covid cộng đồng được thành lập tại các xã, phường, thị trấn nơi bạn cư trú sẽ có trách nhiệm vận chuyển chất thải từ nhà bạn để xử lý theo quy định tại Phương án số 01/PA-UBND ngày 6/01/2022 của UBND Thành phố Hà Nội đã nêu ở trên.

Thu Hường