Tin tức, sự kiện về phòng, chống dịch bệnh COVID-19

Tăng cường kiểm dịch y tế biên giới trong dịp Tết và mùa lễ hội
Ngày đăng 05/01/2023 | 12:16  | Lượt xem: 143

Tại Việt Nam, trong những tháng tới, đặc biệt trong dịp đầu năm mới 2023, Tết Quý Mão và mùa lễ hội năm 2023, sự giao lưu, đi lại, thương mại qua biên giới có xu hướng gia tăng

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, thông tin từ hệ thống giám sát dịch bệnh truyền nhiễm Việt Nam cho thấy, trong các tháng gần đây, tình hình dịch COVID-19 trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, đồng thời các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi khác tiếp tục được ghi nhận tại nhiều quốc gia như: Dịch Ebola tại Uganda, bệnh bại liệt (chủng hoang dại) tại khu vực châu Phi và Địa Trung Hải, dịch tả tại Sudan, bệnh đậu mùa khỉ tại khu vực châu Âu, Mỹ.

Tiêm vaccine Covid-19 nhưng chưa được xác nhận: Bộ Y tế đưa ra các giải pháp khắc phục
Tiêm vaccine phòng Covid-19 cho người dân. 

Tại Việt Nam, trong những tháng tới, đặc biệt trong dịp đầu năm mới 2023, Tết Quý Mão và mùa lễ hội năm 2023, sự giao lưu, đi lại, thương mại qua biên giới có xu hướng gia tăng, vì vậy, nguy cơ các dịch bệnh truyền nhiễm xâm nhập vào nước ta là rất lớn.

Để chủ động phát hiện sớm, ngăn chặn kịp thời các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm qua các cửa khẩu, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố tăng cường công tác kiểm dịch y tế biên giới trong dịp Tết và mùa lễ hội.

Theo đó, Cục Y tế dự phòng đề nghị Giám đốc Sở Y tế các địa phương chỉ đạo tiếp tục thực hiện nghiêm các hoạt động kiểm dịch y tế theo quy định; đồng thời chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực, cơ cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, hóa chất để bảo đảm tốt cho hoạt động kiểm dịch y tế và cập nhật kế hoạch dự phòng liên ngành đáp ứng kịp thời khi ghi nhận trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm tại khu vực cửa khẩu; chuẩn bị sẵn sàng các phương án để xử lý các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra, không để bị động, lúng túng.

Sở Y tế các địa phương cần cập nhật thường xuyên, kịp thời các thông tin về các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi được ghi nhận gần đây, có nguy cơ xâm nhập vào nước ta, để chủ động áp dụng các biện pháp giám sát, phối hợp phòng, chống ngay tại cửa khẩu hoặc phối hợp với các đơn vị y tế khác xử lý ổ dịch không để bùng phát tại cộng đồng.

Bên cạnh đó, rà soát, cập nhật các thông điệp truyền thông phòng, chống bệnh truyền nhiễm tại cửa khẩu để giúp người nhập cảnh biết và chủ động phòng, chống, hợp tác với nhân viên y tế phù hợp với tình hình dịch, có kế hoạch, phân công cán bộ, tổ chức trực đầy đủ trong thời gian Tết.

Trước tình hình dịch bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp trên thế giới, để chủ động phát hiện sớm, ngăn chặn kịp thời các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, Cục Y tế dự phòng đề nghị sở y tế các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm các hoạt động kiểm dịch y tế biên giới.

Cụ thể, chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực, cơ cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, hóa chất để bảo đảm tốt cho hoạt động kiểm dịch y tế và cập nhật kế hoạch dự phòng liên ngành đáp ứng kịp thời khi ghi nhận trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm tại khu vực cửa khẩu.

“Có kế hoạch, phân công cán bộ, tổ chức trực phòng, chống dịch đầy đủ trong thời gian Tết. Đồng thời, chuẩn bị sẵn sàng các phương án để xử lý các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra, không để bị động, lúng túng”, Cục Y tế dự phòng nêu rõ.

Riêng với Covid-19, Cục Y tế dự phòng đề nghị ngành y tế các địa phương tăng cường giám sát nhằm sớm phát hiện các ổ dịch, chùm ca bệnh có diễn biến, đặc điểm bất thường về số mắc, diễn biến nặng hoặc nhập viện, tử vong tăng bất thường theo thời gian, khu vực địa lý, đối tượng cụ thể... Trên cơ sở đó chủ động, phối hợp với các viện vệ sinh dịch tễ, viện Pasteur, các bệnh viện có khả năng xác định biến thể mới của Covid-19 lấy mẫu giám sát, nghiên cứu phát hiện biến thể mới.

“Viện vệ sinh dịch tễ, viện Pasteur, các bệnh viện cần phải phối hợp chặt chẽ với các địa phương để chủ động giám sát các biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2 tại Việt Nam. Ngoài ra, các viện này chịu trách nhiệm tiếp nhận mẫu bệnh phẩm từ các tỉnh, thành phố để xét nghiệm giải trình tự gen xác định biến thể mới. Báo cáo ngay về Cục Y tế dự phòng và thông báo cho sở y tế các tỉnh, thành phố các trường hợp mắc biến thể biến chủng mới để kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch”, Cục Y tế dự phòng nhấn mạnh.

Bệnh nhân COVID-19 nặng thấp nhất trong khoảng 2 năm qua

Bộ Y tế cho biết ngày 4/1 có 83 ca mắc COVID-19 và 24 bệnh nhân nặng đang thở oxy, thở máy. Những con số này cho thấy bệnh nhân nặng và ca mắc mới đều tăng.     

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.525.491 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.474 ca nhiễm).

Đến nay tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi ở nước ta là: 10.611.389 ca, trong số hơn 850 nghìn bệnh nhân đang theo dõi, giám sát, số bệnh nhân đang thở oxy là 24 ca, trong đó: Thở oxy qua mặt nạ: 19 ca; Thở oxy dòng cao HFNC: 3 ca; Thở máy xâm lấn: 2 ca. Số bệnh nhân nặng này tăng gần gấp 3 so với ngày trước đó.

Đến nay Việt Nam đã tiêm 265.519.661 liều vắc xin COVID-19, trong đó số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 223.219.798 liều: Mũi 1 là 71.080.948 liều; Mũi 2 là 68.692.161 liều; Mũi bổ sung là 14.492.826 liều; Mũi 3 là 51.670.772 liều; Mũi 4 là 17.283.091 liều;

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 23.861.797 liều: Mũi 1 là 9.127.071 liều; Mũi 2 là 8.955.925 liều; Mũi 3 là 5.778.801 liều;

Số liều tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi là 18.438.066 liều: Mũi 1 là 10.242.255 liều; Mũi 2 là 8.195.811 liều.

Bộ Y tế yêu cầu cơ quan chuyên môn tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch, sự xuất hiện của các biến chủng mới; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để cập nhật thông tin kịp thời, chính xác về các biến chủng.

TRÚC LINH