HOẠT ĐỘNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Một số mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả của Hà Nội năm 2020
Ngày đăng 14/10/2020 | 22:24  | Lượt xem: 3472

Đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân, công dân trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật. Qua đó góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống xã hội, xây dựng văn hóa pháp luật gắn với xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Đồng thời, đây còn là cách thức để vận động, khuyến khích, kêu gọi toàn thể nhân dân chung sức, đồng lòng vì sự nghiệp xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh.

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) luôn giữ vị trí quan trọng trong đời sống xã hội. Trong công cuộc đổi mới, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, công tác này càng có vai trò quan trọng về nhiều mặt. Chính vì vậy, sau khi Đảng ta đề ra chủ trương đổi mới đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ngày càng được quan tâm và được coi là nhiệm vụ quan trọng góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. 
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phổ biến giáo dục pháp luật, Đảng bộ, chính quyền thành phố Hà Nội đã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và thông qua các hoạt động này nhằm giáo dục sâu sắc trong việc đề cao giá trị của pháp luật trong nhà nước pháp quyền, hướng mọi tổ chức, cá nhân tính tích cực tham gia với hành vi, thái độ xử sự pháp luật đúng đắn. Đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân, công dân trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật. Qua đó góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống xã hội, xây dựng văn hóa pháp luật gắn với xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Đồng thời, đây còn là cách thức để vận động, khuyến khích, kêu gọi toàn thể nhân dân chung sức, đồng lòng vì sự nghiệp xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh.
Trong năm 2020, Thành phố đã chỉ đạo triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật theo đúng chỉ đạo của Trung ương và hướng dẫn của Bộ Tư pháp, bám sát nhiệm vụ chính trị của Thành phố, các vấn đề dư luận quan tâm, các cấp, các ngành Thành phố đã tích cực, chủ động tham mưu tổ chức triển khai có hiệu quả kể đến một số mô hình, cách làm hay mang lại hiệu quả thiết thực như sau:
1.Một số hình thức tuyên truyền, sáng tạo hiệu quả trong thời gian cao điểm phòng, chống dịch:  
- Đẩy mạnh tuyên truyền trực quan tại nơi công cộng bằng băng-rôn, khẩu hiệu, pano, áp phích, bảng LED...; xe lưu động đến từng địa bàn dân cư, chú trọng các thôn, xã vùng sâu, vùng xa trung tâm;
-  Đẩy mạnh tuyên truyền trên internet, mạng xã hội bằng cách các cơ quan, đơn vị, cá nhân tích cực đăng tải các tin, bài viết, thông tin chính thống về nguyên nhân, tác hại, cách phòng, chống dịch trên internet, mạng xã hội trong và ngoài nước, hành vi vi phạm và chế tài xử lý đối với người vi phạm pháp luật liên quan đến dịch bệnh Covid-19 qua (Facebook, Zalo, Youtube, VCNET...) tại nhiều cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thành phố. 
 - Tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh cơ sở; qua ấn phẩm như: tờ rơi, bản tin, thông báo nội bộ, tài liệu tuyên truyền, tài liệu hỏi – đáp, cẩm nang, sổ tay, tờ gấp 
- Tuyên truyền qua tin nhắn điện tử, thư điện tử, giải đáp qua đường dây nóng, in đĩa video phòng, chống dịch 
 - Một số đơn vị đã tích cực mô hình sáng tạo như lập fagpage tuyên truyền như Thị xã Sơn Tây, huyện Sóc Sơn, quận Cầu Giấy. Một số đơn vị tuyên truyền dưới các thứ tiếng cho người nước ngoài như: Nam Từ Liêm, Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Thị xã Sơn Tây... Một số đơn vị đã đẩy mạnh tuyên truyền tuyên truyền hệ thống loa lưu động trên xe máy, xe tay kéo như: Ba Đình, Đống Đa.... Một số đơn vị đẩy mạnh tuyên truyền bằng xe lưu động như: Mỹ Đức, Mê Linh, Hoàn Kiếm... Triển khai tuyên truyền qua xây dựng đĩa, in ấn và phát hành như: Hà Đông, Thanh Trì, Hai Bà Trưng, Đống Đa. Tuyên truyền qua màn hình Led như: quận Tây Hồ, Cầu Giấy. Lập nhóm zalo như quận Đống Đa...
Nhiều thông tin tuyên truyền phòng chống dịch bệnh đã được dịch sang nhiều thứ tiếng, tuyên truyền cho người nước ngoài trên địa bàn Thành phố. Đặc biệt, thông điệp tuyên truyền 13 hành vi, nhóm hành vi phạm pháp luật liên quan đến phòng, chống dịch với mức xử phạt cao nhất, những hành vi bức xúc trong dư luận liên quan đến phòng, chống dịch với thông điệp ngắn gọn, dễ hiểu do Sở Tư pháp Hà Nội trực tiếp biên tập và thông tin trong thời điểm cao điểm thực hiện cách ly xã hội đầu tháng 4/2020 đã lan tỏa mạnh mẽ không chỉ trên địa bàn Thành phố mà còn trên phạm vi cả nước, được Đài truyền hình Việt Nam phát trên kênh VTV1, nhiều kênh truyền hình Trung ương, hệ thống các cơ quan báo chí Trung ương, Thành phố và cộng đồng mạng đón nhận dưới nhiều hình thức tin, bài viết, chạy chữ trên truyền hình, trên ứng dụng Hà Nội Smart City, trên hệ thống loa truyền thanh, trên cổng giao tiếp điện tử, trên zalo, facebook, video clip, infographic, dịch sang tiếng Anh...; được nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đón nhận, triển khai thực hiện tuyên truyền, góp phần thay đổi nhận thức, hành vi, thái độ người dân Thủ đô và cả nước trong việc tự giác tuân thủ, chấp hành pháp luật. Đồng thời, đẩy mạnh hiệu ứng của các lực lượng chức năng trong việc xử lý vi phạm liên quan đến phòng, chống dịch, góp phần đẩy lùi dịch bệnh của Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung. Đặc biệt, Báo điện tử Kinh tế và Đô thị thực hiện trên cả ấn phẩm Hanoitimes.vn (phiên bản tiếng Anh của Báo điện tử Kinh tế & Đô thị).
Có thể nhận thấy, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19 giúp người dân nhận thức rõ và thực hiện nghiêm các quy định pháp luật liên quan đến phòng, chống dịch, góp phần quan trọng trong việc đẩy lùi dịch bệnh Covid -19 trên địa bàn Thành phố, cũng như lan tỏa ý thức, trách nhiệm chấp hành pháp luật có liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của người dân cả nước.
2. Đổi mới Cuộc thi tìm hiểu pháp luật tạo thành phong trào tìm hiểu pháp luật sổi nổi trên địa bàn Thủ đô
Thi tìm hiểu pháp luật là một trong những thế mạnh của Thủ đô trong nhiều năm qua đã thu hút đông đảo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên, học sinh và Nhân dân trên địa bàn Thành phố tham gia như thi viết trên giấy, thi viết trên mạng, thi sân khấu hóa, thi trực tuyến. cuộc thi “Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013” năm 2014, 2015, thu hút 390.984 người tham gia; Cuộc thi “Tìm hiểu Bộ luật Dân sự năm 2015” tổ chức năm 2017 đã thu hút 420.316 người tham gia; năm 2018 tổ chức Cuộc thi tìm hiểu Bộ luật Hình sự trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức năm 2018 với 924.783 lượt người, Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu dịch vụ công trực tuyến" năm 2019 với 867.000 lượt người tham gia, Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về bảo vệ môi trường và quy tắc ứng xử gắn với việc bảo vệ môi trường” trên địa bàn Thành phố năm 2020 với 18.000.000 lượt người truy cập, gần 800.000 lượt người tham gia dự thi
Năm 2020 là năm Thành phố lần đầu tiên tổ chức cuộc thi „ Báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật giỏi về pháp luật phòng, chống tham nhũng” Bằng hình thức xây dựng video.  Đối tượng tham gia là báo cáo viên pháp luật cấp thành phố, báo cáo viên cấp huyện, tuyên truyền viên cấp xã. Hình thức dự thi là gửi video, báo cáo viên pháp luật là vi deo bài giảng, tuyên truyền pháp luật là vi deo hùng biện. Mỗi vi deo báo cáo viên pháp luật từ 15-20 phút, vi deo tuyên truyền pháp luật từ 10-15 phút. Nội dung cuộc thì tìm hiểu Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, được chia thành 14 chủ đề khác nhau như : Khái niệm tham nhũng, hành vi tham nhũng   Trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng, Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức đơn vị trong phòng, chống tham nhũng ; Công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị ,Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng; Ý nghĩa, tầm quan trong của phòng, chống tham nhũng và xây dựng đạo đức liêm chính ...
Kết quả Cuộc thi, nhiều sản phẩm vi deo trở thành sản phẩm truyền thông rộng rãi trên phương tiện truyền thanh, truyền hình, phù hợp với xu thế hiện đại, được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng trên Trang Http//pbgdpl.hanoi.gov.vn và Trang PBGDPL của Bộ Tư pháp 
Cuộc thi đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật phòng, chống tham nhũng vừa sâu, vừa rộng theo từng chủ đề, làm nổi bật nội dung mới của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018. Cuộc thi thực sự tạo thành một đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn, một cuộc vận động lớn trong xã hội trong phong trào tìm hiểu kiến thức pháp luật về phòng chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người lao động, học sinh, sinh viên và đông đảo Nhân dân Thủ đô qua đó đã giúp nâng cao nhận thức, ý thức về phòng chống tham nhũng của cán bộ và Nhân dân Thủ đô. Cuộc thi thể hiện sự sáng tạo, bứt phá trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Kết quả bài thi và kết quả thi của các đơn vị thể hiện được công khai, minh bạch, khách quan.  Việc tổ chức thi theo hình thức xây dựng video ít tốn kém, đảm bảo tuân thủ các biện phòng, chống dịch bệnh Covid -19 trên địa bàn Thành phố (không tập trung đông người như cuộc thi sân khấu hóa). Cuộc thi góp phần nâng cao, rèn luyện kiến thức pháp luật về phòng, chống tham nhũng theo từng chuyên đề chuyên sâu, rèn luyện kỹ năng thuyết trình, kỹ năng báo cáo viên, cách xây dựng sản phẩm truyền thông rộng rãi.
Việc tổ chức cuộc thi ““Báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật giỏi về pháp luật phòng, chống tham nhũng”” là một hình thức tuyên truyền phổ biến, có hiệu quả tạo hiệu ứng lan tỏa rộng rãi đến cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, chiến sỹ, học sinh, thanh niên và nhân dân trên địa bàn Thành phố, mở ra một hướng mới trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. 
Quá trình nghiên cứu, tìm hiểu để tham dự cuộc thi đã giúp cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, thanh niên và nhân dân trên địa bàn Thành phố nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về công tác phòng chống tham nhũng, qua đó góp phần nâng cao kiến thức pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho cán bộ và Nhân dân, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL.
3 Đẩy mạnh hoạt động hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam 
Hàng năm, Thành phố chọn điểm nhấn là gắn Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày pháp luật trong tuần lễ cao điểm hưởng ứng Ngày pháp luật gắn với tổng kết, trao giải các cuộc thi tìm hiểu pháp luật trên toàn địa bàn Thành phố nhằm tôn vinh các tập thể, cá nhân trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong tuần lễ cao điểm hưởng ứng Ngày pháp luật.
 Các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã, xã phường thị trấn đều tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú thiết thực, hiệu quả, phù hợp với địa phương, có sức lan tỏa đến mọi người dân Thủ đô.
Thành phố tăng cường ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong hoạt động tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm hưởng ứng Ngày pháp luật. Trong đợt cao điểm hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam, Thành phố đẩy mạnh việc phối hợp với kênh tuyên truyền trên các cơ quan thông tin đại chúng ở trung ương như VOV giao thông, VOVTV. Thành phố đẩy mạnh hoạt động hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam qua sóng phát thanh 90MHZ, chương trình phát sóng Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội, Cổng thông tin điện tử của Thành phố,  các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở. 
Thành phố  đẩy mạnh tuyên truyền trực quan, biên soạn, in ấn phát thành tài liệu hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam, treo pano, khẩu hiệu tuyên truyền Ngày pháp luật Việt Nam theo chủ đề, hướng dẫn của Bộ Tư pháp và chủ đề năm của thành phố trên dọc các tuyến phố chính, đường trung tâm của thành phố để hướng ứng Ngày pháp luật.  Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố treo pano, khẩu hiệu hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam. 
4. Phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền PBGDPL các mô hình tự quản tại cộng đồng 
Các mô hình tự quản tại cộng đồng phát huy hiệu quả như Câu lạc bộ nông dân với pháp luật, câu lạc bộ phụ nữ với pháp luật, nhóm nòng cốt, địa chỉ tin cậy tại công đồng, tổ tự quản tại các nhà trọ công nhân, câu lạc bộ B93 (hay còn gọi là CLB quản lý người sau cai nghiện, giúp đỡ những người nghiện sớm trở về với cuộc sống đời thường, hạn chế tình trạng tái vi phạm pháp luật của các hội viên nghiện ma túy.), mô hình „Tổ hòa giải 5 tốt... 
5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL
- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật qua Trang thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật (Http//:pbgdpl.hanoi.gov.vn). Hiện Trang thông tin mỗi ngày có từ 13.000-15.000 người truy cập, với nhiều chuyên mục tuyên truyên vừa sâu, vừa rộng trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, đất đai, hôn nhân và gia đình, hộ tịch, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
- Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến pháp luật qua hệ thống cơ quan báo chí Trung ương và Thành phố.
- Tuyên truyền trên Trang/Cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, mạng xã hội: Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thiết lập Trang thông tin điện tử, mạng xã hội (fangpage, lập nhóm zalo,v.v) để thực hiện lan tỏa các bài viết tuyên truyền pháp luật;
- Xây dựng nhiều ứng dụng lồng ghép tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật như Hà Nội smarcity, Hà Nội Media Box, mạng xã hội Lotus.
- Tuyên truyền trên màn hình điện tử, cầu thang pháp luật: Phối hợp với các doanh nghiệp sở hữu màn hình điện tử tại các tòa nhà cao tầng, khu chung cư (trong cầu thang), khu đô thị triển khai tuyên truyền pháp luật.

PBGDPL