Nghiên cứu, trao đổi
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm thúc đẩy sự phát triền ngành nông nghiệp do đây là ngành chiếm tỷ lệ lớn lực lượng lao động của nước ta trong đó chủ trương khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư phát triển vào nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Ưu đãi đầu tư có tầm quan trọng chiến lược trong sự tăng trưởng kinh tế và mang lại những tác động tích cực đến kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Với mục tiêu góp phần tạo dựng môi trường pháp lý ngày càng thuận lợi cho hoạt động đầu tư kinh doanh và cộng đồng doanh nghiệp, đẩy mạnh thu hút đầu tư cho sự phát triển kinh tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam chú trọng xây dựng các chính sách ưu đãi đầu tư nhằm tạo ra một khung pháp lý hoàn thiện và phù hợp. Cùng với việc phát triển, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ mũi nhọn, nhà nước đặc biệt chú trọng tới đẩy mạnh phát triển nông nghiệp. Ngành nông nghiệp nước ta đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế. Những biến động của của thế giới, khu vực và trong nước trong thời gian vừa qua đã tác động tiêu cực đáng kể tới các ngành công nghiệp và dịch vụ, nhưng ngành nông nghiệp vẫn trụ vững và đóng vai trò như trụ đỡ của nền kinh tế Việt Nam. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm thúc đẩy sự phát triền ngành nông nghiệp do đây là ngành chiếm tỷ lệ lớn lực lượng lao động của nước ta trong đó chủ trương khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư phát triển vào nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trong bài viết này, tác giả tập trung vào phân tích các chính sách ưu đãi trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
1. Khái niệm ưu đãi đầu tư và các chính sách ưu đãi đầu tư cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
Ưu đãi đầu tư là những chính sách ưu đãi được Nhà nước dành cho các nhà đầu tư khi họ đầu tư vào những lĩnh vực hay địa bàn được khuyến khích. Mục đích của ưu đãi đầu tư này nhằm tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Nhà nước thực hiện áp dụng các ưu đãi đầu tư vào trong chính sách thuế; tín dụng, chính sách sử dụng đất đai và tài nguyên, xuất khẩu và nhập khẩu, cùng với các ưu đãi khác dựa vào căn cứ quy hoạch và định hướng phát triển trong từng thời kì. Chính phủ quy định những danh mục ngành và nghề của từng lĩnh vực ưu đãi đầu tư, danh mục về địa bàn ưu đãi đầu tư, các tiêu chuẩn về trình độ công nghệ và quy mô sử dụng lao động, cùng với quy định các mức ưu đãi đầu tư. Hiện nay, hệ thống pháp luật nước ta đang từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý thuận lợi, ưu đãi, khuyến khích đầu tư phát triển vào lĩnh vực nông nghiệp như: Luật Đầu tư năm 2020, Luật Đất đai năm 2013 và các Nghị định hướng dẫn thi hành, ngày 17/4/2018 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trong đó quy định chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, tín dụng để khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tư xây dựng vào lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Trong nhiều năm qua, các chính sách của Nhà nước về nông nghiệp luôn là một lĩnh vực được ưu đãi đầu tư. Tại khoản 2 điều 15 Luật Đầu tư năm 2020 quy định về hình thức và đối tượng áp dụng ưu đãi đầu tư:
“2. Đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư:
a) Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này;
b) Dự án đầu tư tại địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật này”
Tại điểm e khoản 1 điều 16 Luật Đầu tư năm 2020 quy định về ngành, nghề ưu đãi đầu tư và địa bàn ưu đãi đầu tư: “ e) Nuôi trồng, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản; trồng và bảo vệ rừng; làm muối; khai thác hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá; sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi, sản phẩm công nghệ sinh học”.
Bởi vì là một ngành, lĩnh vực được ưu đãi đầu tư nên cũng như các ngành khác đầu tư cho các ngành về nông nghiệp và nông thôn được áp dụng các hình thức đầu tư quy định tại khoản 1 điều 15 Luật Đầu tư năm 2020:
“1. Hình thức áp dụng ưu đãi đầu tư:
a) Áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp;
b) Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện để thực hiện dự án đầu tư;
c) Miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất”.
Có thể thấy rằng theo quy định tại Điều 15 Luật Đầu tư năm 2020 thì Việt Nam có 3 hình thức thức ưu đãi đầu tư gồm:
a) Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn thuế, giảm thuế và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;
b) Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
c) Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất;
Với những hình thức ưu đãi đầu tư trên bài viết này tác giả sẽ phân tích chi tiết từng hình thức ưu đãi đầu tư để làm rõ hơn về những chính sách ưu đãi mà nhà nước Việt Nam đã áp dụng, cụ thể:
2. Các chính sách ưu đãi về thuế
2.1. Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn thuế, giảm thuế và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp được sửa đổi bổ sung năm 2014 thì hình thức ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp có các hình thức sau:
- Ưu đãi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp:
Căn cứ khoản 7 điều 1 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013 ( sửa đổi, bổ sung điều 13 của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008) quy định:
“1. Áp dụng thuế suất 10% trong thời gian mười lăm năm đối với:
a) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao;
b) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới, bao gồm: nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của Luật công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của Luật công nghệ cao; đầu tư xây dựng - kinh doanh cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của Nhà nước theo quy định của pháp luật; sản xuất sản phẩm phần mềm; sản xuất vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm; sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải; phát triển công nghệ sinh học; bảo vệ môi trường;
c) Thu nhập của doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định của Luật công nghệ cao;
d) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực sản xuất (trừ dự án sản xuất mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, dự án khai thác khoáng sản) đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
- Dự án có quy mô vốn đầu tư tối thiểu sáu nghìn tỷ đồng, thực hiện giải ngân không quá ba năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư và có tổng doanh thu tối thiểu đạt mười nghìn tỷ đồng/năm, chậm nhất sau ba năm kể từ năm có doanh thu;
- Dự án có quy mô vốn đầu tư tối thiểu sáu nghìn tỷ đồng, thực hiện giải ngân không quá ba năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư và sử dụng trên ba nghìn lao động.
2. Áp dụng thuế suất 10% đối với:
a) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường;
b) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua đối với các đối tượng quy định tại Điều 53 của Luật nhà ở;
c) Thu nhập của cơ quan báo chí từ hoạt động báo in, kể cả quảng cáo trên báo in theo quy định của Luật báo chí; thu nhập của cơ quan xuất bản từ hoạt động xuất bản theo quy định của Luật xuất bản;
d) Thu nhập của doanh nghiệp từ: trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng; nuôi trồng nông, lâm, thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; sản xuất, nhân và lai tạo giống cây trồng, vật nuôi; sản xuất, khai thác và tinh chế muối, trừ sản xuất muối quy định tại khoản 1 Điều 4 của Luật này; đầu tư bảo quản nông sản sau thu hoạch, bảo quản nông sản, thủy sản và thực phẩm;
đ) Thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trừ thu nhập của hợp tác xã quy định tại khoản 1 Điều 4 của Luật này.
3. Áp dụng thuế suất 20% trong thời gian mười năm đối với:
a) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn;
b) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới, bao gồm: sản xuất thép cao cấp; sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng; sản xuất máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp; sản xuất thiết bị tưới tiêu; sản xuất, tinh chế thức ăn gia súc, gia cầm, thuỷ sản; phát triển ngành nghề truyền thống.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, thu nhập của doanh nghiệp quy định tại khoản này được áp dụng thuế suất 17%.
4. Áp dụng thuế suất 20% đối với thu nhập của Quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, thu nhập của Quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô được áp dụng thuế suất 17%.
5. Đối với dự án cần đặc biệt thu hút đầu tư có quy mô lớn và công nghệ cao thì thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi có thể kéo dài thêm, nhưng thời gian kéo dài thêm không quá mười lăm năm.
6. Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi quy định tại Điều này được tính từ năm đầu tiên dự án đầu tư mới của doanh nghiệp có doanh thu; đối với doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đối với dự án ứng dụng công nghệ cao được tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận dự án ứng dụng công nghệ cao”.
Có thể thấy rằng thuế suất ưu đãi được áp dụng tương đương ba mức: Đối với thuế suất thuê thu nhập doanh nghiệp thông thường là 20; đối với lĩnh vực ưu đãi 15 % hoặc 17%%; đối với lĩnh vực đặc biệt ưu đãi là 10% . Tùy theo lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư mà thời gian được hưởng ưu đãi thuế suất có thể kéo dài 15 năm và có thể được gia hạn một lần không quá 15 năm. Một số dự án việc gia hạn thời gian ưu đãi bắt buộc phải có sự đồng ý của Thủ tướng chính phủ. Với nhưng quy định này có thế cho rằng nông nghiệp là lĩnh vực đặc biệt ưu đãi (hưởng thuế suất 10%) điều này chứng tỏ rằng nông nghiệp đang được nhà nước đặc biệt quan tâm.
3.2. Ưu đãi về thời gian miễn thuế; giảm thuế thu nhập doanh nghiệp:
Ngoài ưu đãi về thuế suất và thời gian hưởng thuế suất ưu đãi thì Nhà nước ta còn có chính sách ưu đãi về thơi gian miễn thuế và thời gian giảm thuế.
Theo quy định điều 14 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 quy định về thời gian miễn thuế giảm thuế như sau:
1. Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 13 của Luật này và doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được miễn thuế tối đa không quá bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá chín năm tiếp theo.
2. Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại khoản 3 Điều 13 của Luật này và thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại khu công nghiệp, trừ khu công nghiệp thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi theo quy định của pháp luật được miễn thuế tối đa không quá hai năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá bốn năm tiếp theo.
3. Thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được tính từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư, trường hợp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư. Thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao quy định tại điểm c khoản 1 Điều 13 của Luật này được tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
4. Doanh nghiệp có dự án đầu tư phát triển dự án đầu tư đang hoạt động thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật này mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ sản xuất (đầu tư mở rộng) nếu đáp ứng một trong ba tiêu chí quy định tại khoản này thì được lựa chọn hưởng ưu đãi thuế theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại (nếu có) hoặc được miễn thuế, giảm thuế đối với phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng.
Thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng quy định tại khoản này bằng với thời gian miễn thuế, giảm thuế áp dụng đối với dự án đầu tư mới trên cùng địa bàn, lĩnh vực ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
Dự án đầu tư mở rộng được hưởng ưu đãi quy định tại khoản này phải đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
a) Nguyên giá tài sản cố định tăng thêm khi dự án đầu tư hoàn thành đi vào hoạt động đạt tối thiểu từ hai mươi tỷ đồng đối với dự án đầu tư mở rộng thuộc lĩnh vực hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật này hoặc từ mười tỷ đồng đối với các dự án đầu tư mở rộng thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
b) Tỷ trọng nguyên giá tài sản cố định tăng thêm đạt tối thiểu từ 20% so với tổng nguyên giá tài sản cố định trước khi đầu tư;
c) Công suất thiết kế tăng thêm tối thiểu từ 20% so với công suất thiết kế trước khi đầu tư.
Trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động có đầu tư mở rộng thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế theo quy định của Luật này mà không đáp ứng một trong ba tiêu chí quy định tại khoản này thì áp dụng ưu đãi thuế theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại (nếu có).
Trường hợp doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế theo diện đầu tư mở rộng thì phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng được hạch toán riêng; trường hợp không hạch toán riêng được thì thu nhập từ hoạt động đầu tư mở rộng xác định theo tỷ lệ giữa nguyên giá tài sản cố định đầu tư mới đưa vào sử dụng cho sản xuất, kinh doanh trên tổng nguyên giá tài sản cố định của doanh nghiệp.
Thời gian miễn thuế, giảm thuế quy định tại khoản này được tính từ năm dự án đầu tư hoàn thành đưa vào sản xuất, kinh doanh.
Ưu đãi thuế quy định tại khoản này không áp dụng đối với các trường hợp đầu tư mở rộng do sáp nhập, mua lại doanh nghiệp hoặc dự án đầu tư đang hoạt động.”
Với chính sách ưu đãi miễn thuế; giảm thuế này mục đích khuyến khích doanh nghiệp sớm triển khai dự án đầu tư để đưa vào sản xuất kinh doanh. Nếu dự án sớm đi vào hoạt động thì doanh nghiệp càng hưởng được nhiều ưu đãi đầu tư và có lợi hơn cho doanh nghiệp khi áp dụng cả ưu đãi thuế suất và ưu đãi về thời gian miễn thuế và giảm thuế.
Như vậy có thể rằng, pháp luật đã sử dụng đủ các hình thức về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp để khuyến khích đầu tư đối với các lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư.
3. Các chính sách ưu đãi, khuyến khích về đất đai
Theo quy định Theo khoản 1 Điều 19 Nghị định 46/2014/ND-CP (một số nội dung đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 135/2016/NĐ-CP) có ba hình thức miễn tiền thuê đất bao gồm; miễn tiền thuê đất trong suốt quả trình dự án; miễn tiền thuê đất trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản; miễn tiền thuê đất sau quá trình xây dựng cơ bản.
Theo đó có 10 trường hợp được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước cho cả thời hạn thuê, cụ thể:
“1. Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư được đầu tư tại địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân của các khu công nghiệp, khu chế xuất được Nhà nước cho thuê đất hoặc thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất để thực hiện theo quy hoạch được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; chủ đầu tư không được tính chi phí về tiền thuê đất vào giá cho thuê nhà.
3. Dự án sử dụng đất xây dựng ký túc xá sinh viên bằng tiền từ ngân sách Nhà nước, đơn vị được giao quản lý sử dụng cho sinh viên ở không được tính chi phí về tiền thuê đất vào giá cho thuê nhà.
4. Đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số; đất thực hiện dự án trồng rừng phòng hộ, trồng rừng lấn biển.
5. Đất xây dựng công trình sự nghiệp của các tổ chức sự nghiệp công; đất xây dựng cơ sở nghiên cứu khoa học của doanh nghiệp khoa học và công nghệ nếu đáp ứng được các điều kiện liên quan (nếu có) bao gồm: Đất xây dựng phòng thí nghiệm, đất xây dựng cơ sở ươm tạo công nghệ và ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đất xây dựng cơ sở thực nghiệm, đất xây dựng cơ sở sản xuất thử nghiệm.
6. Đất xây dựng cơ sở, công trình cung cấp dịch vụ hàng không trừ đất xây dựng cơ sở, công trình phục vụ kinh doanh dịch vụ hàng không.
7. Hợp tác xã nông nghiệp sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng trụ sở hợp tác xã, sân phơi, nhà kho; xây dựng các cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.
8. Đất để xây dựng trạm bảo dưỡng, sửa chữa, bãi đỗ xe (bao gồm cả khu bán vé, khu quản lý điều hành, khu phục vụ công cộng) phục vụ cho hoạt động vận tải hành khách công cộng theo quy định của pháp luật về vận tải giao thông đường bộ.
9. Đất xây dựng công trình cấp nước bao gồm: Công trình khai thác, xử lý nước, đường ống và công trình trên mạng lưới đường ống cấp nước và các công trình hỗ trợ quản lý, vận hành hệ thống cấp nước (nhà hành chính, nhà quản lý, điều hành, nhà xưởng, kho bãi vật tư, thiết bị).
10. Đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.”
Đồng thời trong quá trình xây dựng cơ bản được miễn tiền thuê đất không quá 3 năm kể từ ngày có quyết định cho thuê đất, thuê mặt nước.
Đối với miễn tiền thuê đất sau thời gian xây dựng cơ bản được quy định như sau:
“a) Ba (3) năm đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư; đối với cơ sở sản xuất kinh doanh mới của tổ chức kinh tế thực hiện di dời theo quy hoạch, di dời do ô nhiễm môi trường.
b) Bảy (7) năm đối với dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
c) Mười một (11) năm đối với dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; dự án đầu tư thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư; dự án thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
d) Mười lăm (15) năm đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư, lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.”
Ngoài ba hình thức trên thì Điều 19 Nghị định 46/2014/NĐ-CP còn quy định 7 trường hợp cụ thể được miễn tiền thuê đất. Như vậy, Luật đất đai quy định chi tiết các trường hợp được miễn tiền thuê đất đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư.
Tiếp tục cụ thể các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp về đất đai theo quy định của Luật Đất đai, Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành, tại Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ đã quy định một số cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ dành cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đó là các chính sách miễn giảm tiền sử dụng đất, thuê đất cụ thể như sau:
3.1. Miễn, giảm tiền sử dụng đất
Theo quy định tại điều 5 Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 quy định: “Doanh nghiệp có dự án nông nghiệp (đặc biệt ưu đãi đầu tư, ưu đãi đầu tư và khuyến khích đầu tư) được Nhà nước giao đất hoặc được chuyển mục đích đất để làm nhà ở cho người lao động theo quy định tại Điều 55 Luật đất đai được miễn tiền chuyển mục đích sử dụng đất đối với diện tích đất được chuyển mục đích để xây dựng nhà ở cho người lao động làm việc tại dự án; được miễn tiền sử dụng đất đối với diện tích đất đó sau khi được chuyển đổi”.
Như vậy, các dự án nông nghiệp thuộc danh mục các ngành nghê, lĩnh vực, địa bàn là các dự án đặc biệt ueu đãi đầu tư, ưu đãi đầu tư và khuyến khích đầu tư khi Nhà nước giao đất hoặc được chuyển mục đích đất để làm nhà ở cho người lao động thì được miễn tiền chuyển mục đích sử dụng đất đối với diện tích đất được chuyển mục đích để xây dựng nhà ở cho người lao động làm việc tại dự án.
3.2.Miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước
Theo quy định tại điều 6 Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ, doanh nghiệp có dự án nông nghiệp được hưởng ưu đãi như sau:
Đối với doanh nghiệp có dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư và khuyến khích đầu tư: Các doanh nghiệp trong trường hợp này khi thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước thì được áp dụng mức giá đất ưu đãi do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định và giá thuê đất, thuê mặt nước ổn định tối thiểu 05 năm.
Doanh nghiệp có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư: Dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư là dự án thuộc danh mục ngành, nghề quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định pháp luật về đầu tư. Khi thực hiện dự án, doanh nghiệp được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước kể từ ngày Nhà nước cho thuê đất, thuê mặt nước.
Doanh nghiệp có dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư: Dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư là dự án thuộc danh mục ngành, nghề quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn theo quy định pháp luật về đầu tư. Doanh nghiệp thực hiện dự án này được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 15 năm đầu kể từ ngày Nhà nước cho thuê đất, thuê mặt nước và giảm 50% tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 07 năm tiếp theo.
Doanh nghiệp có dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư: Dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư là dự án thuộc danh mục ngành, nghề quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ thực hiện tại vùng nông thôn, không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn. Doanh nghiệp thực hiện dự án này được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 11 năm đầu kể từ ngày Nhà nước cho thuê đất, thuê mặt nước và giảm 50% tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 05 năm tiếp theo.
Doanh nghiệp có dự án nông nghiệp (đặc biệt ưu đãi đầu tư, ưu đãi đầu tư, khuyến khích đầu tư) được Nhà nước cho thuê đất xây dựng nhà ở cho người lao động của dự án, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp (đất xây dựng nhà xưởng, kho chứa, sân phơi, đường giao thông, cây xanh) kể cả đất được phép chuyển mục đích sang các loại đất quy định tại khoản này để phục vụ dự án đó thì được miễn tiền thuê đất. Doanh nghiệp nông nghiệp nhỏ và vừa mới thành lập được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước trong 05 năm đầu kể từ ngày dự án hoàn thành đi vào hoạt động và giảm 50% tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 10 năm tiếp theo
3.3. Chính sách hỗ trợ tập trung đất đai
Hiện nay, đất đai cho sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún phù hợp với sản xuất kinh tế hộ gia đình. Với chính sách hỗ trợ tập trung đất đai cho đai cho doanh nghiệp để tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng đầu tư vào sản xuất kinh doanh nông nghiệp, thuận lợi áp dụng các máy móc, thiết bị để sản xuất. Chính sách hỗ trợ tập trung đất đai cho doanh nghiệp được quy định cụ thể tại điều 7 Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ cụ thể như sau:
– Doanh nghiệp có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư thuê, thuê lại đất, mặt nước của hộ gia đình, cá nhân để thực hiện dự án đầu tư thì được Nhà nước hỗ trợ kinh phí tương đương với 20% tiền thuê đất, thuê mặt nước cho 05 năm đầu tiên kể từ khi dự án hoàn thành đi vào hoạt động; giá thuê đất, thuê mặt nước theo quy định.
– Doanh nghiệp có dự án nông nghiệp (đặc biệt ưu đãi đầu tư; ưu đãi đầu tư và khuyến khích đầu tư) nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để hình thành vùng nguyên liệu được Nhà nước hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu với mức hỗ trợ 50 triệu đồng/ha, nhưng không quá 10 tỷ đồng/dự án và không phải chuyển sang thuê đất đối với diện tích đất nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
– Doanh nghiệp tập trung đất đai bằng các hình thức quy định thì được Nhà nước hỗ trợ bằng tổng các hỗ trợ theo quy định tại từng khoản nêu trên.
– Trong chu kỳ thuê đất của doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nhà nước không điều chỉnh quy hoạch; kế hoạch sử dụng đất làm ảnh hưởng đến dự án. Trừ trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo quy định.
– Khuyến khích doanh nghiệp sử dụng đất nông nghiệp; đất nuôi trồng thủy sản xây dựng các nhà máy chế biến nông sản; cơ sở hạ tầng đi kèm (kho chứa, trụ sở, đường nội bộ, hệ thống xử lý chất thải).
4. Tiếp cận, hỗ trợ tín dụng
Để giúp cho các doanh nghiệp có dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tiếp cận được nguồn vốn tín dụng, ngân sách địa phương sẽ hỗ trợ lãi suất vay thương mại sau khi dự án hoàn thành với mức hỗ trợ bằng chênh lệch lãi suất vay thương mại so với lãi suất tín dụng Nhà nước ưu đãi đầu tư, tính trên số dư nợ thực tế tại thời điểm xem xét hồ sơ hỗ trợ nội dung này được quy định cụ thể tại điều 8 Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018: “ 1. Doanh nghiệp có dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn được ngân sách địa phương hỗ trợ lãi suất vay thương mại sau khi dự án hoàn thành như sau:
a) Mức hỗ trợ: Bằng chênh lệch lãi suất vay thương mại so với lãi suất tín dụng nhà nước ưu đãi đầu tư tính trên số dư nợ thực tế tại thời điểm xem xét hồ sơ hỗ trợ.
b) Thời gian hỗ trợ lãi suất tính từ ngày bắt đầu giải ngân theo hợp đồng tín dụng với ngân hàng thương mại:
- Tối đa 08 năm đối với dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư; tối đa 06 năm đối với dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư; tối đa 05 năm đối với dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư. Trường hợp dự án của doanh nghiệp nông nghiệp vừa và nhỏ mới thành lập thì thời gian hỗ trợ lãi suất là 08 năm.
- Dự án mà doanh nghiệp tham gia liên kết chuỗi giá trị thì được áp dụng hỗ trợ lãi suất theo chu kỳ sản xuất của sản phẩm.
c) Hạn mức vay vốn được hỗ trợ lãi suất: Tối đa không quá 70% tổng mức đầu tư của dự án.
d) Chính sách và phương thức hỗ trợ cụ thể do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành phù hợp với điều kiện của địa phương.
2. Các công trình xây dựng trên đất (bao gồm cả nhà lưới, nhà kính, nhà màng và công trình thủy lợi) của doanh nghiệp đầu tư được tính là tài sản để thế chấp vay vốn tại các ngân hàng thương mại”.
5. Hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao (điều 9 Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018)
– Hỗ trợ kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học; mua bản quyền công nghệ; mua công nghệ hoặc mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để tạo ra sản phẩm mới; cải tiến công nghệ, công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường; công nghệ tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu; tiết kiệm năng lượng:
+ Mức hỗ trợ: 80% kinh phí thực hiện, nhưng không quá 300 triệu đồng/đề tài/bản quyền/công nghệ. Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm phục vụ áp dụng công nghệ mới, công nghệ cao, sản xuất sản phẩm mới
– Doanh nghiệp có dự án sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản, trồng thử nghiệm cây trồng mới có giá trị kinh tế cao được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt được hỗ trợ 70% chi phí để xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết bị và xử lý môi trường, cây giống nhưng không quá 03 tỷ đồng/dự án.
– Doanh nghiệp đầu tư các khu, vùng, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hỗ trợ tối đa 300 triệu đồng/ha để xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết bị và xử lý môi trường.
6. Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường (điều 10 Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018)
– Doanh nghiệp có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư, ưu đãi đầu tư và khuyến khích đầu tư được ngân sách nhà nước hỗ trợ như sau:
+ Hỗ trợ cho doanh nghiệp trực tiếp đào tạo nghề cho lao động với mức hỗ trợ 02 triệu đồng/tháng/lao động, thời gian hỗ trợ 03 tháng.
Trường hợp doanh nghiệp tham gia liên kết chuỗi giá trị được hỗ trợ kinh phí tổ chức đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân, mức hỗ trợ 500 ngàn đồng/nông dân tham gia liên kết được đào tạo. Thời gian hỗ trợ là 03 tháng.
+ Hỗ trợ 50% chi phí quảng cáo, xây dựng thương hiệu sản phẩm chủ lực quốc gia và cấp tỉnh; 50% kinh phí tham gia triển lãm hội chợ trong nước, ngoài nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
– Tổng các khoản hỗ trợ cho một dự án tối đa không quá 10% tổng mức đầu tư dự án và không quá 01 tỷ đồng.
– Hỗ trợ một doanh nghiệp xây dựng và quản lý một trang thông tin điện tử “Chợ nông sản quốc gia”.
– Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn được quyền chủ động thu mua nguyên liệu nông sản từ nuôi, trồng để đưa vào bảo quản chế biến theo tiêu chuẩn của doanh nghiệp.
7. Hỗ trợ đầu tư cơ sở: Bảo quản, chế biến nông sản; giết mổ gia súc, gia cầm; chế tạo thiết bị, linh kiện, máy nông nghiệp; sản xuất sản phẩm phụ trợ (điều 11 Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018)
– Doanh nghiệp có dự án đầu tư cơ sở chế biến nông sản; cơ sở giết mổ; cơ sở chế tạo thiết bị, linh kiện, máy nông nghiệp; cơ sở sản xuất sản phẩm phụ trợ được ngân sách nhà nước hỗ trợ quy định.
– Hỗ trợ bảo quản nông sản
+ Doanh nghiệp có dự án đầu tư cơ sở bảo quản nông sản (gồm sấy; chiếu xạ; khử trùng; đông lạnh; bảo quản sinh học) được ngân sách nhà nước hỗ trợ như sau:
+ Mức hỗ trợ 70% chi phí đầu tư nhưng không quá 02 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông, điện, nước, xử lý chất thải, nhà xưởng và mua thiết bị.
– Hỗ trợ mua tàu dịch vụ biển
– Cùng các chính sách khác liên quan
8. Hỗ trợ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công và đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn (điều 13 Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018)
– Doanh nghiệp có dự án cung cấp nước sạch cho vùng nông thôn được hỗ trợ như sau:
+ Hỗ trợ 03 triệu đồng/m3/ngày đêm công suất cho xây mới hoặc 02 triệu đồng/m3/ngày đêm công suất cho nâng cấp cải tạo nhà máy sản xuất nước sạch.
+ Hỗ trợ tối đa 50% chi phí đường ống chính dẫn đến các khu vực dân cư có từ 10 hộ trở lên.
– Doanh nghiệp có dự án thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt; nước thải sinh hoạt tại nông thôn; thu gom xử lý chất thải làng nghề; nông thôn được hỗ trợ 60% chi phí mua thiết bị; xây dựng hệ thống xử lý; mức hỗ trợ không quá 05 tỷ đồng/dự án.
– Doanh nghiệp có dự án nuôi trồng thủy sản có quy mô tối thiểu 05 ha trở lên được hỗ trợ 200 triệu đồng/ha để xây dựng hạ tầng; cấp nước, thoát nước, xử lý môi trường. Diện tích nuôi tăng lên mức hỗ trợ được tăng lên tương ứng. Mức hỗ trợ không quá 10 tỷ đồng/dự án.
– Doanh nghiệp có dự án xây dựng bến cảng phục vụ vận chuyển sản phẩm nông lâm thủy sản; khu neo đậu tàu thuyền; hệ thống tưới tiên tiến tiết kiệm nước, công trình thủy lợi làm dịch vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ 50% kinh phí đầu tư theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mức hỗ trợ không quá 20 tỷ đồng/dự án.
– Hỗ trợ xây dựng nhà ở xã hội cho người lao động.
– Hỗ trợ ngoài hàng rào.
Với chủ trương từng bước nâng cao vị thế của ngành nông nghiệp về quy mô, chất lượng và và số lượng trong đóng góp tổng thu nhập của đất nước, Nhà nước đã có những chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và nhằm thu hút các nguồn lực trong xã hội tham gia đầu tư phát triển lĩnh vực nông nghiệp và từng bước thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam. Do vậy, đầu tư về lĩnh vực nông nghiệp ngày càng được các doanh nghiệp quan tâm.
Lê Tâm