HÒA GIẢI CƠ SỞ

Trưởng thôn làm tốt công tác hòa giải
Ngày đăng 23/05/2023 | 10:04  | Lượt xem: 51

Thái Bình là một thôn của xã Đồng Thái (Ba Vì), với hơn 800 khẩu, hơn 137 hộ, trên cương vị của mình hiều năm qua, ông Lê Văn Quảng, Trưởng thôn luôn làm tốt công tác hòa giải, được cán bộ và nhân dân nơi đây đánh giá cao.

Ông Quảng  cho biết “ Đời sống nhân dân ở Thái Bình chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi  là chính, trong cuộc sống ở thôn quê có rất nhiều điều phải nói, không ít lần đã xảy ra va chạm giữa người này, người nọ và các gia đình với nhau, vì vậy mà việc gì cán bộ thôn cũng phải cố gắng giải quyết làm sao thấu tình đạt lý, được nhân dân tin tưởng, yêu quý”. Hòa giải là cả một quá trình, bản thân người làm hòa giải phải tích cực sau sát cơ sở, hiểu từng hoàn cảnh của các gia đình, luôn có những kỹ năng để hòa giải thấu tình đạt lý, làm sao mình nhìn nhận khách quan nhất.

Để hòa giải thành công đảm bảo thấu tình, đạt lý, theo ông Quảng người làm công tác hòa giải phải có những kỹ năng như : Phải có uy tín trong cộng đồng dân cư, phải am hiểu pháp luật, nhất là liên quan đến Luật đất đai, hôn nhân gia đình, luật thừa kế, gần gũi với nhân dân, gia đình mình phải nỗ lực xây dựng gia đình gương mẫu, chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương. Quá trình hòa giải, người hòa giải viên phải biết lắng nghe, hiểu rõ nội dung sự việc, nhiều việc phải hòa giải từng phần, phần nào cần làm trước thì làm trước, phần nào cần làm sau thì làm sau. Bên cạnh đó, phải tranh thủ sự giúp đỡ của những người có uy tín trong dòng họ để họ có thêm tiếng nói trong những vụ mâu thuẫn lớn của gia đình. Song song với đó, người làm hòa giải nên tính đến lợi ích chính của việc hòa giải để làm sao mỗi bên đều hiểu và có hiệu quả cao nhất. Từ suy nghĩ đến hành động, nhiều năm qua, ông Quảng  đã hòa giải nhiều vụ việc phức tạp trong thôn Thái Bình

 Đó là việc gia đình ông A, khi ông nằm xuống, nhiều người trong gia đình muốn chôn theo phong tục cũ. Thấu hiểu được này, ông Quảng đã gặp gỡ, sẻ chia về việc lợi ích của việc hỏa táng, sau khi nghe ông giải thích, gia đình ông A đã thực hiện hỏa táng cho ông.

Hay vụ việc vợ chồng ông A hay cãi nhau, do trong quá trình này mỗi người đều có cái lý của mình, không ai chịu ai, tranh khôn, từ đó dẫn đến mâu thuẫn. Sau khi được giải thích, gia đình ông A đã yên ấm, không cãi vã, ông Quảng góp phần để gia đình ông A không có đơn ly hôn.

Vụ việc nữa là tranh chấp ranh giới giữa hai gia đình ông A và ông B, sau khi tìm hiểu, ông Quảng đã phân định rõ ranh giới của hai nhà, hai nhà đã không còn mâu thuẫn, tranh chấp ranh giới nữa.

Vụ việc nữa, là việc ông Quảng đã vận động nhân dân chung sức xây dựng vào chùa Tri Lai, bằng việc lý giải việc đóng góp này để làm đẹp di tích, thuận lợi cho nhân dân thực hiện tốt việc tâm linh. Sau khi thấy đúng các hộ đã đồng thuận và thực hiện tốt việc này. Cùng đóng góp vài trăm triệu đồng để làm đường vào Chùa.

Còn rất nhiều vụ việc nữa mà ông Quảng đã hòa giải thành công trong quá trình làm Trưởng thôn, mọi việc ông Quảng  luôn thấu từng việc, luôn xuất hiện ở mỗi điểm nóng cần tiếng nói, uy tín của mình, được cán bộ, nhân dân thôn Thái Bình đánh giá cao.

Có thể nói, với những gì đã làm được, ông Quảng đã góp phần xây dựng thôn Thái Bình ngày bình yên, đang ngày phát triển về mọi mặt.

Hồng Đạt