HÒA GIẢI CƠ SỞ
Cô Khuất Thị Hà là tổ trưởng tổ hòa giải đồng thời là Hội trưởng hội Phụ nữ xã xã Cẩm Yên, huyện Thạch Thất luôn tâm huyết, nhiệt tình và chủ động nghiên cứu, nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Khi xảy ra sự vụ, Cô đến tận nơi để tìm hiểu, xác minh thông tin từ những người dân xung quanh để kịp thời giải quyết.
Cảm nhận đầu tiên của những người mới gặp Cô là sự cởi mở, thân thiện, dễ gần, chân thành và quý khách. Được sự tín nhiệm Cô được bầu làm Hội trưởng hội phụ nữ xã Cẩm Yên 02 khóa từ năm 2011 đến 2021. Quãng thời gian 10 năm trong cương vị Hội trưởng hội phụ nữ cũng là 10 năm cô gắn bó với công tác hòa giải ở cơ sở. Cô luôn được nhân dân tôn trọng, tin yêu, chính quyền tín nhiệm bởi những đóng góp cho địa phương. Kể lại thời gian đầu khi làm công tác hòa giải, Cô cũng gặp những khó khăn như trình độ dân trí không đồng đều, hiểu biết hạn chế, nhiều mâu thuẫn phát sinh, đặc biệt là người dân chưa thực sự tin tưởng vào vào công tác hòa giải…do vậy, Cô cùng các Tổ viên đã gặp không ít khó khăn, trở ngại. Nhưng với sự tâm huyết, nhiệt tình trong công việc cộng với vốn sống, cách sống giản dị, chân thành, hòa nhã, luôn gương mẫu trong công tác, hiểu biết luật pháp và khả năng thuyết phục "thấu tình, đạt lý", khách quan, công bằng, Cô đã hoà giải kịp thời những mâu thuẫn phát sinh trong cộng đồng dân cư, tránh để chuyển nhỏ thành chuyện lớn, chuyện đơn giản thành chuyện phức tạp
Là tổ trưởng tổ hòa giải đồng thời là Hội trưởng hội Phụ nữ xã nên ngay khi có vụ việc phát sinh, Cô chủ động nghiên cứu, nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, rồi Cô đến tận nơi để tìm hiểu, xác minh, tìm hiểu thông tin từ những người dân xung quanh, không quản ngại những hôm mưa gió, rét mướt hay nắng nôi, ban ngày hay đêm khuya có chuyện phát sinh, Cô và tổ hoà giải vẫn quyết tâm đến để kịp thời giải quyết. Cô luôn luôn biết lắng nghe, chia sẻ, nghe họ nhận định để có thêm cơ sở đánh giá, tìm ra hướng giải quyết. Đặc biệt Cô luôn vận dụng những phong tục tập quán của thôn mình, dựa vào quy ước của thôn, nắm bắt điều kiện hoàn cảnh thực tế của từng vụ việc, tường đối tượng, từng hoàn cảnh cụ thể, gặp gỡ từng bên để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của các bên rồi mới tiến hành hoà giải. Trong 10 năm tham gia công tác hòa giải, Cô và tổ hòa giải của mình đã hòa giải thành nhiều vụ tranh chấp đất đai, vợ chồng mâu thuẫn, gia súc phá hoại hoa màu... có những vụ việc chỉ cần hòa giải một lần là xong, nhưng cũng có những vụ phải đi lại nhiều lần, tốn nhiều thời gian giấy mực, có những trường hợp bị họ xúc phạm, bị đuổi.... Cô luôn coi công việc của tập thể như việc của nhà mình, khi nào xong việc mới nhẹ lòng.
Kể về quá trình tham gia công tác hòa giải, Cô nhớ mãi vụ hòa giải tranh chấp đất đai và cũng là hàng xóm sát vách nhà Cô. Cô kể, T mồ côi cha mẹ từ nhỏ nên ở với ông bà nội và các cô chú. Sau khi ông bà qua đời, nhưng không để lại di chúc, các cô chú bán chia nhau tài sản và quyết định không cho T hưởng vì cho rằng, bố T đã chết trước ông bà nên T không có quyền gì đối với tài sản của ông bà để lại. Hơn nữa, T đã hơn 20 tuổi, lại có công ăn việc làm ổn định, thu nhập khá. T không đồng ý và nhiều lần hỗn với các cô, chú. Biết được vụ việc, Cô bác đã chủ động tìm hiểu nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn giữa T và các cô, các chú. Biết rõ mâu thuẫn xuất phát từ việc tranh chấp về tài sản thừa kế do ông bà nội để lại, cô cùng tổ hòa giải đã gặp gỡ từng bên để phân tích, thuyết phục. Với cô chú của T, Cô cùng tổ hòa giải vận dụng quy định của pháp luật về thừa kế để phân tích. Do ông bà nội không để lại di chúc nên di sản thừa kế được phân chia theo pháp luật và bố của Công thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Nhưng do bố của Thuận đã mất trước ông bà, nên T là thừa kế thế vị được hưởng phần di sản mà bố của Thuận được hưởng nếu còn sống. Về đạo lý, cô cũng khuyên các cô chú của T nên gìn giữ tình cảm gia đình “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, đừng nên vì lợi ích vật chất mà làm cho mối quan hệ gia đình sứt mẻ. Qua phân tích có tình, có lý của cô họ đã hiểu ra và tự nguyện chia di sản thừa kế cho T theo đúng quy định pháp luật. Về phía T, cô đã phân tích cho T hiểu truyền thống gia đình Việt Nam ta là “kính trên nhường dưới”. Các cô chú đã nuôi dạy Thuận, “sảy cha còn chú, sảy mẹ bú dì”, Thuận phải biết ơn, hiếu thảo với các cô chú “công sinh không tày mẹ dưỡng”, đằng này chỉ vì không được chia thừa kế của ông bà mà có hành vi hỗn láo với các cô chú như thế là không đúng đạo làm con. Cô cũng khuyên bảo T, mặc dù sẽ được chia thừa kế theo quy định của pháp luật, nhưng T nên giúp đỡ các cô chú của mình theo khả năng, thể hiện tấm lòng, tình cảm biết ơn của mình đối với cô chú. Nghe lời khuyên chí tình, chí lý của bác tổ trưởng tổ hòa giải, T đã xin lỗi cô chú về những sai sót của mình. Phần di sản ông bà để lại mà T được hưởng, T chỉ lấy một phần coi như chút kỷ niệm của ông bà, phần còn lại giúp các cô chú nuôi dạy các em còn đang tuổi ăn, tuổi học. Mọi người trong gia đình T đều vui vẻ và cảm ơn cô và tổ hòa giải.
Bộc bạch về những cái khó trong quá trình hòa giải, xóa tan mâu thuẫn đem lại niềm vui, thuận hòa cho các bên. Cô Hà chia sẻ: “Vận động, thuyết phục các bên thì dễ nhưng dùng lý lẽ, căn cứ vừa hợp tình, hợp lý vừa đúng luật rất khó, nhất là trong các vụ tranh chấp về đất đai hay dân sự, các bên trong không khí căng thẳng, nóng nảy ai cũng muốn phần mình, không nhường nhịn ai. Tuy nhiên, do khi nhận đơn yêu cầu Cô và tổ hòa giải đã họp lại đưa ra nhiều giải pháp thiết thực trước, sau đó tiến hành hòa giải nên cũng có nhiều thuận lợi, kết quả là tỷ lệ hòa giải thành rất cao”.
Trong quá trình Công tác và tham gia công tác hòa giải Cô chia sẻ một số kinh nghiệm hòa giải đối với một số vụ việc: Mỗi vụ việc hòa giải thuộc lĩnh vực khác nhau lại có tính chất và độ phức táp khác nhau. Đối với từng vụ việc phải có cách tiếp cận nắm bắt thông tin theo chiều hướng khác nhau.Ví dụ: đối với vụ việc hòa giải liên quan đến hôn nhân gia đình, chúng ta sẽ lựa chọn thời điểm tiếp cận gia đình họ, dùng những ai để đến hòa giải, vì việc hôn nhân gia đình là việc tình cảm cần mèo dẻo, nắm rõ nguyễn nhân mâu thuẫn và hòa giải đúng mâu thuẫn để họ thấu hiểu. Đối với tranh chấp đất đai, tài sản chúng ta lại phải có cách tiếp cận khác, như; phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân tranh chấp, tìm hiểu kỹ luật để giải thích khi cần, mặc dù hòa giải là trên phơng diện dùng tình cảm để thống nhất là chính nhưng đối với từng vụ việc phải giải thích cho các bên biết về quy định của pháp luật để từ đó họ hiểu và nắm rõ và từ đó sẽ có thái độ tích cực hơn. Đặc biệt, theo cô để công tác hòa giải đạt kết quả cao các thành viên trong tổ hòa giải nhất là tổ trưởng phải có lối sống trong sạch, liêm chính, công tâm, khách quan, vô tư, lấy tình trước, sau mới đến lý, vận dụng các văn bản pháp luật áp dụng vào công tác hòa giải; Luôn luôn tranh thủ sự lãnh đạo chỉ đạo, giúp đỡ của cấp ủy chi bộ, Trưởng thôn, các bộ phận chuyên môn của xã như địa chính, Tư pháp - hộ tịch xã, vụ việc nào khó, nhận định tình hình không ổn, đề nghị sự giúp đỡ cán bộ UBND xã và mời các đồng chí công an phụ trách cùng tham dự hòa giải cùng; Tổ hòa giải cần có sự đoàn kết, nhất trí cao, những thành viên tổ hòa giải phải là những người có uy tín, trách nhiệm, gương mẫu, có kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải.
Với những kết quả trong công tác hòa giải những năm qua trên địa bàn thôn Kinh Đạ, xã Cẩm Yên nơi Cô sinh sống, tình an ninh trật tự thôn xóm được ổn định, nhân dân đoàn kết cùng nhau phát triển kinh tế, đóng góp xây dựng nông thôn mới điều đó phải kể đến công sức đóng góp của Cô và tổ hòa giải. Cô đã được UBND các cấp khen thưởng nhiều giấy khen, nhiều năm liên tục được danh hiệu “Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” có thể nói Cô là một gương tiêu biểu trong công tác hòa giải ở cơ sở, được lãnh đạo địa phương ghi nhận và được nhân dân tin yêu.
Khuất Thị Hà, Tổ hoà giải thôn Kinh Đạ, xã Cẩm Yên, huyện Thạch Thất
thông báo
- Tài liệu Hội nghị phổ biến Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở; Luật Tiếp cận thông tin (8h00 ngày 30/5/2023)
- Cuộc thi hoà giải viên giỏi trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023
- Quyết định về việc thành lập Ban Tổ chức cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật về định danh điện tử và Dịch vụ công trực tuyến" trên địa bàn thành phố Hà Nội
trao đổi kinh nghiệm
- Hướng dẫn xác nhận trực tuyến giãn chu kỳ kiểm định trực tuyến xe ô tô đến 9 chỗ
- Cảnh giác đối tượng mạo danh công an mời mua vật phẩm phòng cháy
- Bộ Công an khuyến cáo người dân các kỹ năng chống đuối nước cho trẻ em và cứu người bị đuối nước
- Bộ Công an khuyến cáo người dân các biện pháp phòng ngừa, xử lý khi xảy ra cháy xe ô tô, xe máy