HÒA GIẢI CƠ SỞ
Mấy tháng nay, bà Hạ thấy bà Dung có vẻ không vui, chiều nay, bà Hạ là Tổ trưởng Tổ hòa giải thôn sang xem bà Dung có gì mà không vui, khi đến cổng, bà Hạ đã nghe hai mẹ con bà Dung cãi nhau.
- Mẹ không phải đi đâu hết, ở nhà con cúng tất rồi.
- Mày làm thế được à, trẻ vui nhà, già vui chùa, mày có nghĩ đến tao không.
- Có chứ ạ, nhưng con không lo được khoản này, con chịu mẹ à.
- Mày dám, tối về tao bảo thằng Hiền cho.
- Vâng mẹ cứ bảo, xem anh ấy có như con không.
Nghe đến đây, bà Hạ liền có lời.
- Sao, hai mẹ con có chuyện gì mà chưa giải quyết được đó, nào bà chị cho em biết nào.
- Cô Hạ à, cô xem giải quyết cho tôi, cứ thế này tôi cũng không thiết sống nữa.
- Rồi chị cứ nói, sau cháu nói, em sẽ giải quyết ạ.
- Đó, tôi mấy năm trước, ở riêng, vợ chồng nó ở riêng, mấy năm nay tôi yếu, tôi ở chung với vợ chồng nó, thế là từ đó, nó nhất quyết không cho tôi tiền ra Chùa làm lễ, bà bảo thế có được không.
- Nào, cô cháu, mẹ nói thế có ý kiến gì không.
- Dạ, ngày trước mẹ cháu ăn riêng, vợ chồng cháu ăn riêng, cháu cũng không có ý kiến gì, ngày mẹ cháu ở chung, thì bọn cháu lo tất, ở chung mẹ cháu có đưa cho cháu vài chục triệu, hàng tháng mẹ cháu có vài đồng phụ cấp người cao tuổi hơn 80. Cháu thì có 3 đứa con, chồng cháu thì lao động bình thường, gia đình gọi là tạm đủ ăn. Bà cháu thì cứ đòi tháng nào cũng phải đi lễ Chùa. Cháu thì bảo bà cứ ra thành tâm, chứ tháng mà cứ hai lần, lần nào đi cũng bảo đưa cho 50 nghìn đến 100 nghìn nên cháu cũng không đồng ý ạ. Từ đó hai mẹ con cũng cãi nhau ạ.
- Rồi, thế là tôi hiểu rồi. Quả là cái khó bó cái khôn. Hai mẹ con thực ra mỗi người đều có cái lý của mình. Giờ việc này như thế này, hai mẹ con nghe tôi được không.
- Dạ, bà giải quyết cho mẹ con cháu.
- Rồi, trẻ vui nhà, già vui Chùa. Giờ thì cô cũng hiểu là mẹ cháu cũng muốn đi Chùa. Tháng mẹ cháu phụ cấp được 460 nghìn, ở nhà thì cũng trông nhà cho các cháu đi làm, con đi học, cắm được nồi cơm, còn tất cả mọi thứ tiền là vợ chồng cháu lo. Đúng là mẹ cháu cũng đi lễ, thành tâm và có tý đèn hương nơi cửa Chùa. Nhưng tháng hai lần vào Rằm, Mùng một là tính khoảng 100 nghìn, thì lại lẹm vào tài khoản của gia đình, nên cháu cũng không đồng tình. Thế theo cô, thôi giờ cháu cho bà một chút thấp hơn, để mẹ cháu đi Chùa cầu cho cả nhà bình an. Còn chị à, ở đời ai cũng muốn mình son, mình giòn, nhà nghèo nên mình cũng khó khăn, ra lễ Chùa, Phật nhận tấm lòng tất, có thì cũng quý, không có Phật vẫn nhận. Tâm suất Phật biết. Chị cứ đi lễ, nén hương cũng được, một chút tiền cũng được, không sao chị ạ. Nhiều người ở làng mình, cũng có hoàn cảnh còn khó khăn hơn chị, nhưng vẫn đi Chùa với tấm lòng thành kính. Em nói thế chị và cháu thấy thế nào.
- Cô nói phải quá.
- Dạ, cô nói thế cháu thấy hợp lý ạ
-Ừ, cháu à, cháu cũng là con dâu, tuy khó khăn, nhưng tuổi già cháu ạ, cháu cũng hiểu tâm lý cho người già, đừng khắt khe với mẹ quá, rồi đến lúc không hay đâu, chia sẻ, cảm thông, mình có ít thì bảo ít, cấm là không được cháu à.
- Dạ vâng cô, mẹ ơi, có gì mẹ thông cảm cho con
- Ừ, thôi cô nói đúng, đủ lý lẽ, mẹ nghe con à
- Mẹ con hòa thuận là em vui rồi.
Hồng Đạtthông báo
- Kế hoạch Tuyên truyền, phổ biến và tập huấn Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành
- “Công dân Thủ đô số” – iHanoi: Kênh tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa công dân, doanh nghiệp với Chính quyền Thủ đô các cấp
- Tài liệu sơ kết 6 tháng đầu năm và định hướng nhiệm vụ trọng tâm công tác phổ biến giáo dục pháp luật 6 tháng cuối năm 2024