HÒA GIẢI CƠ SỞ

Câu chuyện thôn tôi
Ngày đăng 24/09/2021 | 11:48  | Lượt xem: 237

Reng….Reng…Reng…tiếng chuông điện thoại vang lên liên hồi, tôi vội cầm máy lên nghe. - Alo chị có nhà không? Tổ hòa giải mình ra ngay nhà bà A nhé. - Ừ em! thông báo cho mọi người chị ra chở bà Tỵ ngay đây. Khi nói đến gia đình bà A là tôi lại biết ngay có vụ việc hòa giải rồi. Vì trước đây đã vài ba lần tổ hòa giải chúng tôi đã phải đến hòa giải về việc chia đất đai người hơn, kẻ kém lên dẫn đến mâu thuẫn.

- Ừ em! thông báo cho mọi người chị ra chở bà Tỵ ngay đây.

Khi nói đến gia đình bà A là tôi lại biết ngay có vụ việc hòa giải rồi. Vì trước đây đã vài ba lần tổ hòa giải chúng tôi đã phải đến hòa giải về việc chia đất đai người hơn, kẻ kém lên dẫn đến mâu thuẫn.

Còn lần này gia đình lại tranh chấp cãi nhau về việc chăm sóc mẹ nằm viện. Đúng là “cha mẹ nuôi con bằng trời, bằng bể, con chăm cha mẹ con kể từng ngày.”

Rất nhanh trong vòng mấy phút tổ hòa giải chúng tôi đã có mặt đủ các thành phần, bí thư chi bộ, trưởng thôn, phó thôn, trưởng ban công tác mặt trận, người cao tuổi, phụ nữ….Với các vụ việc khác thì tổ hòa giải chúng tôi chỉ đại diện vài ba người là đầy đủ nhưng trường hợp bà A là phải đầy đủ các thành viên. Mặc dù đang giờ nghỉ trưa nhưng tổ hòa giải thôn chúng tôi đã tích cực nhiệt tình không quản nắng mưa, sớm tối “đâu cần chúng tôi có, đâu khó có chúng tôi”.

Vừa vào đến nhà, bà Tỵ (tổ trưởng tổ hòa giải) đã lên tiếng:

- Xin chào cả nhà, hôm nay nhà mình đông vui quá.

- Vâng mời các ông, bà vào nhà uống nước!

- Bà Tỵ tiếp lời: Chúng tôi biết tin bà mới ra viện, nhà ta tổ chức họp gia đình và có mời tổ hò

Chị L con dâu bà A đon đả nói:

- Khiếp nhanh thật vừa mới gọi mà các ông, bà đã có mặt ngay.

Bà Tỵ tổ trưởng tổ hòa giải giải tiếp tục nói:

- Trước tiên tôi xin thay mặt tổ hòa giải của thôn hỏi thăm tình hình sức khỏe của bà A và sau đó chúng tôi muốn được nghe ý kiến của bà và các con bà.

Bà A thều thào nói:

- Vâng

a giải của thôn.         cảm ơn các ông, các bà.

Vừa nói chưa dứt câu bà A đã ôm mặt khóc nức nở, nghẹn nào:

- Trời ơi có ai khổ như tôi không, trời ơi là trời!.

Đúng là họa vô đơn chí, tình cảnh éo le con trai, con dâu, con gái xúm vào kể tội người này, nói xấu người kia, kể công hơn kém. Tôi chỉ thấy bà A cứ nấc lên ức nghẹn trong lòng, vừa mới ra viện sức khỏe còn yếu đúng là không ai khổ bằng.

Đang lúc nước sôi lửa bỏng chị Kim Anh (Trưởng thôn cũng là thành viên tổ hòa giải) thấy vậy liền nói lớn:

- Các anh, các chị có im lặng một lúc được không? Gia đình mời chúng tôi đến đây không phải để cho chúng tôi nghe các anh, các chị cãi nhau, kể công kể tội nhau. Các anh, chị có biết việc bất hiếu, ngược đãi cha mẹ theo quy định của pháp luật thì bị xử lý như thế nào không?

+ Theo quy định tại Điều 50 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi bỏ mặc không chăm sóc thành viên trong gia đình là người già yếu thì mức xử phạt từ 1.500.000 đ  đến 2.000.000 đ và phải buộc xin lỗi công khai.

Nặng hơn nữa thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự nữa cụ thể

+ Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình (Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015) với khung hình phạt cao nhất là 05 năm tù giam

+ Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng (Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015) với khung hình phạt cao nhất là 02 năm tù giam.

Lúc đó có đồng chí Quang thành viên của tổ cũng nói tiếp thêm:

- Gia đình cãi vã gây mất an ninh trật tự tại thôn còn bị xử lý về hành vi gây rối tình hình an ninh trật tự theo quy định tại Nghị Định 167/2013/NĐ-CP mức xử phạt từ 100.000đ đến 300.000đ.

Chỉ mấy câu nói đó thôi mà không ai nói thêm gì nữa. Đúng là trong hòa giải phải có lúc mềm dẻo lúc phải cương mới được. Chị Kim Anh của chúng tôi đôi khi nóng tính, thẳng tính nhưng rất được việc.

Lúc đó tôi mới lựa lời nhẹ nhàng khuyên giải về nghĩa vụ của người làm con phải có trách nhiệm chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ. Mẹ đã có công sinh thành vất vả mang nặng đẻ đau, chăm sóc các con khôn lớn trưởng thành. Khi trưởng thành còn lo dựng vợ gả chồng nhà nào phận ấy, những tưởng được nghỉ ngơi nhưng còn các cháu ai chăm? Mẹ lại thương cháu lại chăm cháu cho con, chăm hết cháu này lại đến cháu kia. Đến bây giờ sức mẹ đã kiệt nhưng vẫn đau đáu lo cho các con, các cháu.

- “Bây giờ chúng tôi muốn được nghe ý kiến của bà và các con bà về vụ việc có hòa giải được hay không là phải có sự phối hợp, lắng nghe thì mới thành công được” . Bà Tỵ tổ trưởng tổ hòa giải cất tiếng nói.

Bà A bắt đầu chút bầu tâm sự những kỷ niệm vui buồn, sự bươn chải một cuộc đời vất vả khổ đau. Khi chồng bà mất đi để lại cho bà gánh nặng gia đình mà bà phải gánh vác. Bà mong rằng các con, các cháu hãy sống hòa thuận không tranh chấp cãi vã nữa. Bà sinh con trời sinh tính, 5 ngón tay cũng có ngón ngắn, ngón dài. Bởi vậy các con hãy yêu thương đùm bọc, bà cũng già rồi chẳng sống được bao lâu mong muốn của bà lúc cuối đời được ngậm cười nơi chín suối, được thấy con cháu chăm ngoan làm ăn phát đạt sống hòa thuận là bà mãn nguyện rồi.

Nhìn những giọt lệ lăn trên gò má mẹ tôi thấy các con bà cũng rưng rưng mắt ngấn lệ chua xót, đột nhiên tôi cũng thấy nghẹn tức muốn bật khóc.

Tiếp theo là ý kiến của các con bà:

- “Chúng con biết sai rồi mẹ ạ. Mẹ mang nặng đẻ đau, chăm sóc chúng con mà giờ chúng con chưa báo hiếu mẹ được ngày nào. Từ nay về sau chúng con sẽ thay đổi để mẹ không phải phiền lòng vì chúng con nữa. Mong mẹ hãy vui vẻ sống cho mạnh khỏe để chúng con có mẹ, các cháu có bà ạ.”

Cuối cùng mọi người cũng đi đến sự thống nhất. Các con các cháu thay phiên nhau túc trực chăm sóc cho bà A, nếu ai có việc bận thì phải báo để phân công cho người khác, không được bỏ bê sao nhãng. Và rồi buổi hòa giải đi đến hồi kết với sự đồng thuận, hoan hỷ. Các con các cháu bà A nhìn chúng tôi với những lời cảm ơn từ tận đáy lòng.

Tổ hòa giải chúng tôi phấn khởi ra về và họp rút kinh nghiệm với tâm trạng rạng rỡ trên khuân mặt của mỗi thành viên. Đây là niềm vui, hạnh phúc của mỗi người hòa giải viên chúng tôi khi đem đến được niềm vui, hạnh phúc cho mọi người, gia đình và xã hội góp phần vào việc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư ngày thêm phồn vinh, thịnh vượng, hạnh phúc.

Câu chuyện đã xảy ra cách đây vài năm nhưng vẫn còn in đậm trong tôi. Đến nay bà A cũng đã mỉm cười nơi chín suối để về với ông bà, tổ tiên. Kính chúc bà được tiêu sinh tịnh độ ở cõi vĩnh hằng.

Câu chuyện trên là một trong những vụ việc mà tổ hòa giải chúng tôi đã hòa giải thành ở thôn chúng tôi. Giờ đây chúng tôi vẫn cần cù miệt mài tham gia để mang lại sự bình yên và hạnh phúc trong thôn chúng tôi. Tôi nhận thấy rằng mỗi người hòa giải viên không những chỉ có tâm không mà còn phải có tri thức để vừa nhiệt tình vừa khéo léo, mềm dẻo mà lại đúng quy định của pháp luật. Các cụ xưa có câu:

    Lời nói không mất tiền mua

    Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

Câu nói trên mãi mãi là kim chỉ nam cho những người  hòa giải viên chúng tôi để chúng tôi mang đến niềm vui cho tất cả mọi người.

Nguyễn Thị Mai Hương- Hoài Đức, Hà Nội