TÌM KIẾM BÀI VIẾT
Chương trình “Tết xứ Đoài”, tái hiện những nét sinh hoạt truyền thống trong dịp Tết vừa được diễn ra tại Làng cổ Đường Lâm.
Chương trình có sự tham gia của gần 30 đại sứ các nước và đại diện các tổ chức quốc tế tại Hà Nội.
Trong không khí ấm áp của những ngày giáp Tết, các đại sứ và đại diện các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế của các nước đã được trải nghiệm nhiều hoạt động Tết truyền thống như: Tham gia phiên chợ Tết tại đình Mông Phụ, tìm hiểu các gian hàng giới thiệu đặc sản, sản phẩm thủ công, làng nghề của địa phương; trải nghiệm văn hóa Tết cổ truyền của người Việt như viết thư pháp, nặn tò he..., nhiều vị khách quốc tế còn tự tay tham gia gói bánh Chưng cùng người dân Đường Lâm.
Chương trình nhằm mục đích quảng bá giá trị văn hóa truyền thống Tết của nhân dân Việt Nam tới bạn bè quốc tế từ các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, người nước ngoài đang sống và làm việc tại Hà Nội; đồng thời, giới thiệu đến các doanh nghiệp du lịch một điểm đến đặc sắc ngoại thành Hà Nội để xây dựng sản phẩm du lịch phục vụ du khách dịp tết và du xuân Nhâm Dần 2022.Các hoạt động càng đậm nét truyền thống hơn khi các vị khách quốc tế đều mặc trang phục áo dài của người Việt. Cũng trong khuôn khổ chương trình, còn có các hoạt động giới thiệu trang phục truyền thống của Làng cổ ở Đường Lâm (trang phục, trang sức, phụ kiện cổ truyền thống: Trang phục đám cưới, sinh hoạt thường nhật, trong sản xuất...).
Thông qua “Tết xứ Đoài”, chương trình cũng tạo hiệu ứng kích cầu du lịch đối với du khách là người từ nội thành Hà Nội và các tỉnh đến Đường Lâm tham quan, du lịch, trải nghiệm văn hóa dịp Tết và du Xuân Nhâm Dần 2022.
Làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội còn được gọi là “đất hai vua” vì là quê hương của Ngô Quyền và Phùng Hưng. Năm 2006, Đường Lâm vinh dự trở thành làng cổ đầu tiên ở nước ta và đã được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Bên cạnh đó, làng cổ còn hấp dẫn du khách bởi nhiều công trình kiến trúc nhà ở, di tích đặc sắc khác.
Có nhiều lối vào làng cổ nhưng cổng làng Mông Phụ vẫn mang nhiều dấu ấn nhất. Đây là cổng làng cổ duy nhất còn sót lại ở khu vực Bắc Bộ, được xây dựng vào năm 1833 với kiến trúc vòm và lớp đá ong. Cạnh cổng làng là cây đa hơn 300 năm tuổi, tạo nên khung cảnh thực sự thanh bình và cổ kính.
Tranh in mộc bản là một sản phẩm độc đáo truyền thống của Việt Nam trong những ngày Tết xưa. Trải nghiệm uống trà Việt Thưởng thức những món ăn đặc sản truyền thống của Làng cổ Đường Lâm nhứ bánh tẻ, gà mía, của cải khô xòa nấm hương, bánh đúc chấm tương...D.Hà